Top 10 website chơi game đổi thưởng tốt nhất - Ban ca doi thuong

Bản tin Ban ca doi thuong sáng 24/7

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là ra mắt ngân hàng gen liệt sĩ chưa xác định thông tin; hoàn thành nâng cấp đường kết nối Quảng Ninh với Lạng Sơn; hoàn thiện hồ sơ đấu giá 61 cơ sở nhà, đất tại Khánh Hòa; Đà Nẵng cho thuê hàng trăm nhà ở xã hội từ 2,5 triệu đồng một căn…

Ra mắt ngân hàng gen liệt sĩ chưa xác định thông tin

Ngân hàng lưu trữ gen liệt sĩ còn thiếu thông tin và thân nhân đặt mục tiêu đến năm 2030 xác định danh tính khoảng 20.000 mẫu bằng phương pháp giám định ADN.

Thân nhân liệt sĩ nhận tờ thông báo kết quả giám định ADN hài cốt liệt sĩ.

Thân nhân liệt sĩ nhận tờ thông báo kết quả giám định ADN hài cốt liệt sĩ.

Ngày 23/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo bộ ngành ấn nút kích hoạt, ra mắt ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân. Ngân hàng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Công an đề xuất xây dựng trong bối cảnh cả nước còn 300.000 liệt sĩ an táng tại hơn 3.000 nghĩa trang chưa xác định được thông tin; gần 200.000 liệt sĩ chưa được quy tập.

Tại lễ ra mắt, 10 gia đình liệt sĩ được trao kết quả giám định gen, 4 trong số này đã hoàn thành xác định và đưa hài cốt về quê.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng nói, ngân hàng gen nhằm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 xác định danh tính hài cốt liệt sĩ bằng phương pháp giám định AND cho khoảng 20.000 mẫu, phấn đấu xác minh 60% mộ liệt sĩ còn thiếu thông tin bằng phương pháp thực chứng.

Thủ tướng kể đến thăm Nghĩa trang liệt sĩ A1 ở Điện Biên Phủ, rất đau xót khi hàng loạt mộ chưa xác định được thông tin sau 70 năm. "Cần dựa vào khoa học công nghệ để đẩy mạnh công việc này với tất cả tấm lòng, trách nhiệm của thế hệ sau với cha anh đi trước, những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do, dân tộc", ông nói.

Thủ tướng đề nghị, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đẩy nhanh tiến độ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác minh thông tin bằng phương pháp thực chứng với mộ thiếu thông tin trong các nghĩa trang; tiếp tục chuẩn hóa các tiêu chuẩn công nhận người có công, kịp bổ sung về chế độ lẫn người thụ hưởng để đảm bảo không ai không được hưởng chế độ.

Hoàn thành nâng cấp đường kết nối Quảng Ninh với Lạng Sơn

Sau hơn một năm thi công, Dự án nâng cấp, mở rộng đường 342 đoạn qua huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh nối với tỉnh Lạng Sơn đã hoàn thành.

Đường 342 đoạn qua huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh kết nối với huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

Đường 342 đoạn qua huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh kết nối với huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

Dự án nâng cấp đường 342, đoạn từ huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh dài khoảng 23km, với điểm đầu nối với xã Kỳ Thượng, TP. Hạ Long tại Km 37+500 và điểm cuối nối với xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn tại Km58+405.

Theo đó, đường được thiết kế theo tiêu chuẩn cấp III miền núi, 2 làn xe, rộng 9 m, thực hiện cạp mở rộng và hạ dốc, cắt cua trên cơ sở hướng tuyến cũ. Trên tuyến thiết kế 4 cầu, 1 nút giao đồng mức giao cắt với tỉnh lộ 330; hệ thống thoát nước, phòng hộ... Dự án có tổng mức đầu tư hơn 800 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Quảng Ninh.

Đường 342 dài trên 60 km, trong đó, đoạn thuộc địa phận TP. Hạ Long dài 37,5 km; đoạn qua địa phận huyện Ba Chẽ dài 23 km.

Hoàn thiện hồ sơ đấu giá 61 cơ sở nhà, đất tại Khánh Hòa

Qua rà soát, có 61 cơ sở nhà, đất ở địa phương sẽ đấu giá. Các cơ quan liên quan đang hoàn thiện hồ sơ trước khi có quyết định đấu giá tài sản.

Nhà đất số 21 Trần Quý Cáp được thông báo bán đấu giá với giá khởi điểm hơn 8,6 tỷ đồng nhưng chưa có người mua

Nhà đất số 21 Trần Quý Cáp được thông báo bán đấu giá với giá khởi điểm hơn 8,6 tỷ đồng nhưng chưa có người mua

Ngày 23/7, các Sở Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Quỹ Đầu tư phát triển và một số địa phương đã nhận được văn bản của UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ bán đấu giá các cơ sở nhà, đất.

Đối với 12 cơ sở nhà, đất đã có quyết định bán đấu giá (11 cơ sở nhà, đất của Quỹ Đầu tư phát triển Tỉnh; 1 cơ sở nhà, đất của Liên hiệp Hợp tác xã Ninh Hòa), tỉnh Khánh Hòa yêu cầu Quỹ Đầu tư phát triển Tỉnh, thị xã Ninh Hòa khẩn trương hoàn thành xác định giá trị tài sản bán đấu giá, hoàn tất hồ sơ gửi về Sở Tài chính để tổ chức thẩm định và trình phê duyệt giá khởi điểm đảm bảo đúng quy định pháp luật trước ngày 10/8/2024.

Đối với 49 cơ sở nhà, đất chưa có quyết định bán đấu giá, tỉnh Khánh Hòa phân thành 2 nhóm nhỏ.

Theo đó, các cơ sở nhà, đất đã có sự đồng bộ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng với mục đích sử dụng đất khi chuyển nhượng, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương hoàn tất hồ sơ bán đấu giá gửi Sở Tài chính trước ngày 30/7/2024 để thẩm định, trình tỉnh ban hành quyết định bán tài sản trước ngày 15/8/2024.

Được biết, 49 cơ sở nhà đất nói trên gồm 25 cơ sở nhà, đất của đơn vị thuộc Sở Xây dựng quản lý; 5 cơ sở nhà, đất của đơn vị thuộc Sở Y tế quản lý; 2 cơ sở nhà, đất của đơn vị thuộc Sở NN&PTNT quản lý; 5 cơ sở nhà, đất của Quỹ Đầu tư phát triển Tỉnh; 6 cơ sở nhà, đất của UBND TP. Cam Ranh quản lý; 1 cơ sở nhà, đất của UBND thị xã Ninh Hòa quản lý; 3 cơ sở nhà, đất của UBND huyện Vạn Ninh quản lý và 2 cơ sở nhà, đất của UBND huyện Cam Lâm quản lý.

Đà Nẵng cho thuê hàng trăm nhà ở xã hội từ 2,5 triệu đồng một căn

Hơn 250 căn chung cư nhà ở xã hội tại quận Liên Chiểu (TP. Đà Nẵng) được cho thuê với giá 2,5 - 4,7 triệu đồng mỗi căn một tháng.

Đà Nẵng cho thuê hàng trăm nhà ở xã hội từ 2,5 triệu đồng một căn. Ảnh minh họa

Đà Nẵng cho thuê hàng trăm nhà ở xã hội từ 2,5 triệu đồng một căn. Ảnh minh họa

Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng cho biết sẽ mở đợt cho thuê gần 260 căn chung cư nhà ở xã hội tại Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu. Dự án do Công ty CP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng làm chủ đầu tư.

Các căn hộ có diện tích 45 - 70 m2, bố trí một đến ba phòng ngủ. Giá cho thuê mỗi tháng là 70.000 đồng một m2, tương đương 2,5 - 4,7 triệu đồng một căn (gồm 5% thuế). Trong đó, số căn có giá cho thuê dưới 3 triệu đồng chiếm hơn một nửa.

Giá cho thuê nhà ở xã hội do chủ đầu tư dự án xác định gồm chi phí bảo trì, thu hồi vốn đầu tư xây dựng, lãi vay và lợi nhuận định mức cả dự án (không quá 15% tổng chi phí đầu tư). Thực tế, tầm giá 2,5 - 5 triệu đồng một tháng tương đương mức thuê phòng diện tích dưới 30 m2 ở các quận trung tâm như Hải Châu, Cẩm Lệ hay Ngũ Hành Sơn.

Theo Sở Xây dựng, người được thuê là các hộ nghèo, cận nghèo, thu nhập thấp; công nhân làm việc ở khu công nghiệp hay hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất... Để được thuê nhà ở xã hội, họ phải thuộc trường hợp chưa sở hữu nhà, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà xã hội hay hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất tại TP. Đà Nẵng. Trường hợp không có hộ khẩu thường trú, người thuê phải đăng ký tạm trú và đóng bảo hiểm xã hội trên một năm. Thời gian tiếp nhận hồ sơ của người đăng ký thuê từ ngày 16/7 - 15/8.

Hồi tháng 4, Sở Xây dựng từng cho thuê gần 270 căn tại dự án chung cư nhà ở xã hội thuộc Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside. Giá thuê theo tháng vẫn là 70.000 đồng mỗi m2.

Ngoài Đà Nẵng, nửa đầu năm nay, nhiều địa phương khác cũng thông báo cho thuê nhà ở xã hội. Chẳng hạn, Bình Dương cho thuê tại Khu nhà ở An Sinh, TP. Thủ Dầu Một hay Bắc Ninh với dự án Cát Tường Smart City, huyện Yên Phong.

Đề xuất mở rộng hồ nước trên miệng núi lửa ở đảo Lý Sơn

Chính quyền huyện đảo Lý Sơn đề xuất tỉnh Quảng Ngãi chi 50 tỷ đồng nâng cấp hồ Thới Lới ở miệng núi lửa để tăng dự trữ nước ngọt cung cấp cho người dân.

Hồ trên đỉnh núi Thới Lới, Lý Sơn

Hồ trên đỉnh núi Thới Lới, Lý Sơn

Ngày 23/7, bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, biến đổi khí hậu và nắng nóng kéo dài, nguồn nước ngọt tại đảo giảm sút nghiêm trọng, nguồn nước ngầm bị xâm nhập mặn. Huyện đề xuất cải tạo và nâng cấp hồ Thới Lới nhằm đảm bảo nguồn nước tưới tươi cho sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế, du lịch của đảo.

Năm 2012, tỉnh Quảng Ngãi đã tận dụng miệng núi lửa Thới Lới xây dựng hồ chứa nước có dung tích 270.000 m3, với cao trình đập 120 m và chiều dài thân đập 208 m, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho 60 ha đất nông nghiệp của huyện.

Sau 12 năm sử dụng, hồ đang bị bồi lắng, làm giảm năng lực cấp nước. Hiện hồ chứa nước này chỉ đáp ứng một phần nhu cầu nước tưới của người dân khu vực thôn Đông An Hải.

Trong khi đó, huyện đảo Lý Sơn có diện tích hơn 10 km2, với dân số khoảng 24.000 người và hơn 300 ha đất nông nghiệp chủ yếu trồng hành và tỏi. Tình trạng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng đã gây thiếu nước không chỉ cho sản xuất và sinh hoạt.

"Nếu giữ nguyên hiện trạng hồ Thới Lới sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của hoạt động sản xuất nông nghiệp trên đảo và sinh hoạt của người dân, phát triển du lịch, kinh tế", lãnh đạo huyện Lý Sơn nói.

Đề xuất nói trên đã được UBND Quảng Ngãi giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính xem xét, tham mưu và báo cáo trước ngày 10/8.

Trước đó, hồi tháng 5/2023, ngành nông nghiệp Quảng Ngãi muốn đầu tư hệ thống thu gom 1 triệu m3 nước mưa trên đảo Lý Sơn với kinh phí 250 tỷ đồng để phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt.

Gần 1.000 công nhân Công ty Yupoong ngừng việc ngày thứ năm

996 công nhân Công ty TNHH Yupoong Việt Nam (Khu công nghiệp Loteco, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) tiếp tục ngừng việc vào ngày 23/7.

Công nhân Công ty TNHH Yupoong Việt Nam ngừng việc bước sang ngày thứ năm

Công nhân Công ty TNHH Yupoong Việt Nam ngừng việc bước sang ngày thứ năm

Công ty TNHH Yupoong Việt Nam (Khu công nghiệp Loteco, TP. Biên Hòa) là công ty dệt may có 100% vốn Hàn Quốc. Công ty TNHH Yupoong Việt Nam có tổng số 1.793 người lao động.

Từ ngày 18/7, đã có 400 công nhân Công ty TNHH Yupoong Việt Nam ngừng việc tập thể sau thông tin Công ty điều chỉnh lương tối thiểu vùng tăng thêm 140.000 đồng/người/tháng. Công nhân yêu cầu tăng thêm 280.000 đồng/người/tháng, theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ.

Ngày 19/7, số công nhân ngừng việc khoảng 1.500 người và tiếp tục ngừng việc trong các ngày tiếp theo (ngày 20/7, ngày 22/7). Đến ngày 23/7, vụ việc công nhân Công ty TNHH Yupoong Việt Nam ngừng việc tập thể đã bước sang ngày thứ năm.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, Đoàn công tác liên ngành của TP. Biên Hòa và tỉnh Đồng Nai đã liên tục làm việc với Ban giám đốc Công ty TNHH Yupoong Việt Nam (Khu công nghiệp Loteco, TP. Biên Hòa) và đề nghị công ty này điều chỉnh lương tối thiểu vùng cho người lao động từ 200.000 - 280.000 đồng/người/tháng.

Đồng thời, mời đại diện người lao động vào để đối thoại, thương lượng và giải thích để người lao động hiểu. Công ty trình bày không có đơn hàng nên không thể điều chỉnh thêm mức lương tối thiểu cho người lao động.

Theo cơ quan chức năng, tính đến trưa 23/7 vẫn còn 996 công nhân ngừng việc tập thể, 744 công nhân đã vào làm việc và 53 công nhân nghỉ chế độ thai sản.

Đà Nẵng đề xuất hỗ trợ hộ nghèo mua điện thoại thông minh

UBND thành phố Đà Nẵng vừa có tờ trình gửi HĐND Thành phố đề nghị ban hành nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ chi phí mua điện thoại thông minh cho hộ nghèo, cận nghèo. Tờ trình này sẽ xin ý kiến tại Kỳ họp HĐND thành phố Đà Nẵng giữa năm diễn ra vào ngày 29 và 30/7 tới đây.

Các doanh nghiệp Viễn thông sẽ hỗ trợ TP. Đà Nẵng 2.010 máy điện thoại thông minh

Các doanh nghiệp Viễn thông sẽ hỗ trợ TP. Đà Nẵng 2.010 máy điện thoại thông minh

Theo thống kê, hiện nay, thành phố Đà Nẵng còn hơn 3.800 hộ gia đình chưa có điện thoại thông minh. Để đáp ứng yêu cầu tiếp cận thông tin của người dân và thực hiện hiệu quả của chính sách, UBND thành phố Đà Nẵng đã có tờ trình gửi HĐND Thành phố về việc hỗ trợ chi phí mua điện thoại thông minh cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn.

Trong đó, UBND thành phố Đà Nẵng đề xuất hỗ trợ tối đa 2 triệu đồng/thiết bị/hộ cho mỗi trường hợp hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chuẩn thành phố mà tất cả thành viên trong hộ đều chưa có điện thoại thông minh. Mỗi hộ gia đình thuộc diện này chỉ được hỗ trợ tối đa một lần.

Theo lộ trình tắt sóng 2G trên toàn quốc, đến tháng 9/2024 tại Đà Nẵng sẽ tắt sóng mạng 2G đối với các thiết bị đầu cuối 2G Only (thiết bị chỉ sử dụng công nghệ 2G).

Liên quan vấn đề này, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã có công văn gửi Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng thông báo việc doanh nghiệp hỗ trợ hộ gia đình chưa có điện thoại thông minh tại Đà Nẵng.

Theo đó, các doanh nghiệp viễn thông di động sẽ hỗ trợ Đà Nẵng tổng cộng 2.010 máy điện thoại thông minh. Vì vậy thành phố dự kiến hỗ trợ đối với 1.800 hộ gia đình chưa có điện thoại thông minh để bảo đảm thông tin liên lạc.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư