Top 10 website chơi game đổi thưởng tốt nhất - Ban ca doi thuong

Bản tin Ban ca doi thuong sáng 6/7

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là HoSE mất kết nối với công ty chứng khoán vì mất điện; xe máy bắt buộc kiểm định khí thải từ 1/1/2025; đề xuất xây tuyến tàu điện nối Tân Sơn Nhất với công viên Đầm Sen; Ninh Bình chuẩn bị làm cao tốc hơn 6.800 tỷ đồng…

HoSE mất kết nối với công ty chứng khoán vì mất điện

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) thông báo, 10h sáng 5/7, hệ thống của một số công ty chứng khoán bị gián đoạn kết nối với HoSE do sự cố mất điện ở Trung tâm Dữ liệu dự phòng tại Công viên Phần mềm Quang Trung (TP.HCM).

Trung tâm Dữ liệu dự phòng của HoSE tại Công viên Phần mềm Quang Trung

Trung tâm Dữ liệu dự phòng của HoSE tại Công viên Phần mềm Quang Trung

Sự cố mất điện ở Trung tâm Dữ liệu dự phòng tại Công viên Phần mềm Quang Trung (TP.HCM) đã làm gián đoạn kết nối của một số công ty chứng khoán đặt thiết bị công nghệ thông tin tại đây. HoSE khẳng định, hệ thống giao dịch của Sở vẫn hoạt động bình thường.

Cũng theo HoSE, đến hơn 11h, sự cố mất điện tại Trung tâm Dữ liệu dự phòng đã được khắc phục. Kết nối của các công ty chứng khoán bị ảnh hưởng đã được khôi phục và hoạt động bình thường trở lại.

Trung tâm Dữ liệu Dự phòng có diện tích khuôn viên 5.000 m2, tổng diện tích sàn xây dựng hơn 16.000 m2 và tổng kinh phí đầu tư 300 tỷ đồng.

Ngoài công năng là dự phòng cho hệ thống giao dịch của HoSE, Dự án còn có mục tiêu hình thành một trung tâm dữ liệu dự phòng cho các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính tại khu vực phía Nam; triển khai các dịch vụ hỗ trợ công nghệ thông tin cho toàn thị trường chứng khoán Việt Nam.

Giữa phiên giao dịch sáng 5/7, một số công ty chứng khoán có thông báo tới khách hàng việc các lệnh giao dịch tại HoSE đang bị gián đoạn. Nhà đầu tư được lưu ý theo dõi cập nhật trạng thái lệnh đã đặt.

Xe máy bắt buộc kiểm định khí thải từ 1/1/2025

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định, xe máy phải kiểm định khí thải tại các trung tâm đăng kiểm từ đầu năm 2025 trở đi.

Xe máy trên đường phố Hà Nội

Xe máy trên đường phố Hà Nội

Mô tô, xe gắn máy (gọi chung là xe máy) phải thực hiện kiểm định khí thải là một trong nhiều quy định mới được nêu trong Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ 1/1/2025.

Việc kiểm định khí thải do đăng kiểm viên của các trung tâm đăng kiểm thực hiện. Sau đó, giấy chứng nhận sẽ được cấp cho chủ xe máy khi hoàn tất thủ tục.

So với ô tô và xe máy chuyên dùng, xe máy phổ thông chưa phải kiểm định an toàn kỹ thuật. Các thông tin về thời hạn, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như hướng dẫn thực hiện chưa được ban hành trong thời gian này.

Số lượng xe máy đăng ký tại Việt Nam hiện khoảng 70 triệu, trong đó hơn 45 triệu xe đang được người dân sử dụng hàng ngày. Trong ngành giao thông vận tải, cùng với ô tô, xe máy là một trong những nguồn phát thải khí CO lớn nhất ra môi trường.

Với hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế, giá ô tô cao hơn nhiều so với mức thu nhập bình quân đầu người, xe máy vẫn là phương tiện di chuyển chính của người dân, đặc biệt tại các thành phố lớn. Doanh số xe mới hàng năm ở Việt Nam những năm qua trung bình gần 2,8 triệu chiếc.

Doanh số kể trên gồm lượng bán của 5 hãng xe máy lớn trong nước thuộc Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) là Honda, Yamaha, Suzuki, SYM và Piaggio. Nếu cộng lượng bán của các hãng không thuộc VAMM như Yadea, VinFast, Kymco... và các hãng mô tô phân khối lớn, doanh số còn lớn hơn.

Đề xuất xây tuyến tàu điện nối Tân Sơn Nhất với công viên Đầm Sen

Doanh nghiệp đề xuất xây tuyến tàu điện tự lái kết nối Tân Sơn Nhất với công viên Đầm Sen, dài 30 km, tổng vốn 20.000 tỷ đồng, giúp giảm ùn tắc khu sân bay.

Tuyến tàu điện nối sân bay Tân Sơn Nhất với công viên Đầm Sen dự kiến có tổng chiều dài gần 30 km

Tuyến tàu điện nối sân bay Tân Sơn Nhất với công viên Đầm Sen dự kiến có tổng chiều dài gần 30 km

Đây là tuyến đường chưa có trong quy hoạch ở TP.HCM, đang được Công ty CP Công viên Thạch Bàn đề xuất Thành phố bổ sung để làm cơ sở triển khai.

Tàu điện được doanh nghiệp đề xuất là loại hình tự lái trên cao (Automated guideway transit - AGT). Tuyến có tổng chiều dài gần 30 km; lộ trình sân bay Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình - trung tâm thành phố - Công viên văn hóa Đầm Sen, Quận 11.

Dự án được đề xuất đầu tư theo ba giai đoạn. Đầu tiên, sẽ làm gần 13 km từ sân bay Tân Sơn Nhất đến Cù lao Nguyễn Kiệu, Quận 4. Đoạn này chủ yếu chạy dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Sau đó, tuyến đường được xây tiếp đoạn từ Cù lao Nguyễn Kiệu tới cầu Bà Tàng, Quận 8, dài khoảng 5,7 km, chạy dọc kênh Đôi. Cuối cùng là đoạn từ cầu Bà Tàng đến khu vực Công viên văn hóa Đầm Sen, dài 11,5 km theo kênh Tân Hóa, đường Lạc Long Quân.

Tổng mức đầu tư được tính toán khoảng 20.000 tỷ đồng. Quá trình triển khai được cho là sẽ thuận lợi khi tuyến chạy dọc các kênh rạch, giảm khó khăn về giải phóng mặt bằng. Công trình chủ yếu làm bằng thép nên có thể thi công hàng loạt tại nhà máy, giúp đẩy nhanh tiến độ. Ngoài ra, tàu điện tự lái so với monorail (tàu một ray) có ưu thế về chuyển làn linh hoạt, mức đầu tư cũng thấp hơn.

Theo doanh nghiệp đề xuất, tuyến đường trên khi triển khai sẽ góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, đồng thời giúp phát triển mạng lưới đường sắt đô thị của TP.HCM.

Hiện đề xuất trên đã được Thành phố tiếp nhận. Sở Giao thông vận tải đang đề nghị Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Ban Quản lý đường sắt đô thị góp ý về tính khả thi, hợp lý của loại hình trên trước khi đánh giá lại và thực hiện các phần việc tiếp theo.

Ninh Bình chuẩn bị làm cao tốc hơn 6.800 tỷ đồng

Hơn 25 km đường thuộc tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đang hoàn thiện thủ tục đầu tư, dự kiến khởi công cuối năm 2024 và khánh thành sau hai năm.

Điểm đầu Dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng sẽ kết nối với cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 tại xã Mai Sơn, huyện Yên Mô

Điểm đầu Dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng sẽ kết nối với cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 tại xã Mai Sơn, huyện Yên Mô

Ngày 4/7, ông Nguyễn Quang Minh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Ninh Bình cho biết, UBND Tỉnh đang hoàn thiện thủ tục, trình các cơ quan chuyên môn thẩm định, phê duyệt dự án, chuẩn bị lựa chọn nhà thầu.

Công tác kiểm kê giải phóng mặt bằng, lên phương án tái định cư, chuẩn bị nguồn vật liệu... đã được Tỉnh khảo sát và đánh giá chi tiết.

Khoảng 3.200 hộ dân thuộc hai huyện Yên Mô và Yên Khánh sẽ bị ảnh hưởng, trong đó 2.630 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, 605 hộ bị thu hồi đất ở. Chủ đầu tư sẽ bố trí 12 khu tái định cư cho người dân.

Cao tốc qua tỉnh Ninh Bình chuẩn bị đầu tư là dự án thành phần thuộc cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, dài 25,3 km, quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/h. 12 cây cầu sẽ được xây dựng trên toàn tuyến (9 cầu trên tuyến chính và 3 cầu vượt ngang dân sinh), 3 nút giao liên thông gồm Khánh Dương, Khánh Nhạc và Khánh Cường.

Dự án có điểm đầu tại nút Mai Sơn giao với cao tốc Bắc - Nam phía Đông tại xã Mai Sơn, huyện Yên Mô. Điểm cuối là cầu vượt sông Đáy (cầu Tam Tòa) thuộc xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Cao tốc có bề rộng nền đường 24 m, bề rộng mặt đường 15 m. Dự án có tổng mức đầu tư 6.865 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách. Số tiền chi cho giải phóng mặt bằng khoảng 1.500 tỷ đồng, còn lại dành cho xây lắp và các chi phí khác.

Đoạn cao tốc qua Ninh Bình đến Nam Định sau khi xây dựng sẽ kết nối với cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45, giảm tải cho tuyến Cao Bồ - Mai Sơn; kết nối toàn khu vực phía Đông tỉnh Ninh Bình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, giúp phương tiện lưu thông nhanh chóng.

Hoàn thành chỉnh trang bờ sông qua rừng ngập mặn Phan Thiết

Nhánh sông Bến Lội dài hơn 1,2 km chảy ra rừng ngập mặn Phan Thiết đã hoàn thành gia cố, nạo vét, làm đường và lan can dọc bờ với tổng kinh phí 60 tỷ đồng.

Toàn cảnh rừng ngập mặn rộng hơn 32 ha ở TP. Phan Thiết

Toàn cảnh rừng ngập mặn rộng hơn 32 ha ở TP. Phan Thiết

Thông tin được ông Phan Đức Thanh, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Bình Thuận cho biết ngày 5/7. Dự kiến, công trình gia cố kênh thoát lũ đoạn từ ngã ba sông Bến Lội đến hết khu dân cư Hùng Vương 2 sẽ được đưa vào sử dụng trong tháng này.

Hiện dòng sông đã trở nên sạch đẹp, không còn mùi hôi thối của lớp bùn tích tụ lâu ngày như trước. Hai bờ được gia cố mái kè bằng bê tông, có đường đi dọc sông khang trang rộng 3,5 - 4 m. Dọc tuyến được xây 7 cống thoát nước và 11 bậc tam cấp để người dân và du khách dễ dàng lên xuống đường ven sông.

Đường bê tông dọc bờ dài hơn 1,2 km dẫn ra đầu rừng ngập mặn được xem là nơi lý tưởng để người dân địa phương ra tập thể dục, tản bộ. Du khách cũng có thể dừng chân ngắm cảnh, chụp hình rừng ngập mặn lúc bình minh lên.

Phía trong rừng ngập mặn còn một đoạn sông chảy theo hình vòng cung đổ ra cầu Ké dài chừng 1,5 km chưa được nạo vét, chỉnh trang. Chủ đầu tư cho biết, hạng mục này sẽ được đưa vào tổng thể Dự án Công viên sinh thái ngập nước Hùng Vương đang được tỉnh Bình Thuận xem xét đầu tư.

Khu rừng ngập mặn duy nhất còn sót lại giữa lòng Phan Thiết có tổng diện tích hơn 32 ha. Sau thời gian bị phá nuôi tôm, 17 năm trở lại đây, khu rừng này đã tái sinh, thu hút nhiều loài chim, cò về trú ngụ…

Đầu tư gần 10.000 tỷ đồng mở rộng hai đường cửa ngõ TP.HCM

Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và Đinh Bộ Lĩnh ở cửa ngõ phía Đông TP.HCM được đề xuất nâng cấp, mở rộng với tổng vốn gần 10.000 tỷ đồng, giúp xóa cảnh ùn tắc triền miên.

Xe nối đuôi kéo dài trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP.HCM

Xe nối đuôi kéo dài trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP.HCM

Đây là hai trong 88 dự án trọng điểm vừa được Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất UBND Thành phố đưa vào kế hoạch ưu tiên đầu tư từ nay đến năm 2030.

Công trình nâng cấp đường Xô Viết Nghệ Tĩnh dự kiến thực hiện trên đoạn dài khoảng 2 km, từ ngã tư Hàng Xanh tới chân cầu Bình Triệu (bao gồm cả một đoạn Quốc lộ 13 qua bến xe Miền Đông). Mặt đường sẽ được mở rộng lên 30 m và xây nút giao Đài liệt sỹ theo phương án đảo vòng xoay kết hợp hầm chui. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng.

Song song trục đường trên, tuyến Đinh Bộ Lĩnh cũng dự kiến được nâng cấp đoạn dài hơn 2 km từ nút giao Phạm Văn Đồng đến Điện Biên Phủ. Mặt đường sẽ mở rộng lên 25 m và xây mới cầu Bình Triệu quy mô 6 làn xe, tổng vốn khoảng 2.900 tỷ đồng.

Xô Viết Nghệ Tĩnh và Đinh Bộ Lĩnh là hai trục đường huyết mạch kết nối khu Đông, cùng các tỉnh Bình Dương, Bình Phước vào trung tâm TP.HCM, bến xe Miền Đông cũ. Hiện, hai tuyến này chỉ rộng hơn 10 m, ùn tắc triền miên, đặc biệt là giờ cao điểm mỗi ngày do mật độ xe quá lớn.

Việc đầu tư nâng cấp hai tuyến này ngoài giúp giảm tình trạng kẹt xe, sẽ đồng bộ với dự án mở rộng Quốc lộ 13 chuẩn bị được TP.HCM triển khai theo hợp đồng BOT.

Ngoài hai trục đường trên, trong danh mục các dự án được Sở Giao thông vận tải đề xuất ưu tiên thực hiện giai đoạn 2024 - 2030 còn một loạt công trình trọng điểm khác. Trong đó, Thành phố sẽ tập trung thực hiện nhiều nhóm công trình lớn, bao gồm xây mới, mở rộng và làm đường kết tuyến cao tốc; nâng cấp và đầu tư 4 tuyến quốc lộ 1, 13, 22, 50B.

Đầu tư Dự án Xa lộ nước Long Thành 5.200 tỷ đồng ở Đồng Nai gắn với sân bay

Ngày 5/7, UBND tỉnh Đồng Nai đã làm việc với các sở ngành, địa phương, Công ty CP Nước - Môi trường Bình Dương; Công ty CP Cấp nước Đồng Nai về Dự án Xa lộ nước Long Thành vốn đầu tư 5.200 tỷ đồng nhằm phục vụ nước sinh hoạt và sản xuất, gắn với các khu công nghiệp và sân bay Long Thành (dự kiến hoạt động trong năm 2026).

Khu tái định cư tại Dự án sân bay Long Thành thuộc huyện Long Thành

Khu tái định cư tại Dự án sân bay Long Thành thuộc huyện Long Thành

Dự án có diện tích hơn 12 ha, điểm đầu tuyến đường ống xa lộ nước Long Thành ở sông Đồng Nai (thuộc xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu), đi qua địa bàn TP. Biên Hòa, kết thúc ở xã Long Đức, huyện Long Thành.

Dự án gồm các hạng mục: công trình thu, hồ chứa nước thô và nhà máy xử lý nước; các trạm bơm tăng áp và các tuyến ống chuyển tải được xây dựng theo hành lang và dưới mặt lộ các đường giao thông hiện có với tổng chiều dài gần 53 km.

Các trạm bơm tăng áp với công suất hoàn thiện là 600.000 m3/ngày đêm, giai đoạn 1 có công suất 150.000 m3/ngày đêm. Tổng mức đầu tư dự kiến trên 5.200 tỷ đồng, trong đó hơn 1.000 tỷ đồng do chủ đầu tư là Công ty CP Nước - Môi trường Bình Dương phụ trách, còn lại huy động từ các nguồn khác.

Thời hạn chuẩn bị Dự án từ năm 2024 - 2027, thực hiện Dự án từ 2027 - 2030.

Phà qua sông Hậu lại được gia hạn đến tháng 9/2024

UBND quận Ninh Kiều (TP. Cần Thơ) thống nhất, thời hạn đến trước ngày 30/9/2024, chủ bến phà và Công ty CP Cầu Cần Thơ phải lập và cung cấp bổ sung đầy đủ các thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa mới.

Phà qua sông Hậu

Phà qua sông Hậu

Liên quan đến việc bến phà qua sông Hậu nối quận Ninh Kiều (TP. Cần Thơ) với thị xã Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) bị dừng hoạt động vào đầu tháng 5/2024, UBND quận Ninh Kiều vừa có công văn phúc đáp đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa đối với bến phà này.

Qua xem xét đề nghị của Phòng Quản lý đô thị quận Ninh Kiều, Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều thống nhất cho thời hạn đến trước ngày 30/9/2024, bà Nguyễn Thị Lệ Thủy và Công ty CP Cầu Cần Thơ phải lập và cung cấp bổ sung đầy đủ các thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa bến khách ngang sông mới cho bến khách ngang sông bến đò Cần Thơ qua thị xã Bình Minh - Vĩnh Long theo quy định.

Theo công văn, trong thời gian chờ giải quyết, yêu cầu hoạt động đối lưu vận chuyển khách của bà Nguyễn Thị Lệ Thủy phải đảm bảo tuân thủ các quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa và các quy định pháp luật hiện hành.

UBND quận Ninh Kiều giao Phòng Quản lý đô thị quận Ninh Kiều chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thường xuyên kiểm tra các điều kiện an toàn bến thủy nội địa theo quy định.

Chính thức chốt ngày khai tử điện thoại "cục gạch" dùng mạng 2G tại Việt Nam

Sau ngày 15/9/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ dừng hoạt động hoàn toàn hệ thống 2G trên toàn quốc. Như vậy, từ thời điểm này, điện thoại "cục gạch" chỉ hỗ trợ công nghệ 2G sẽ không thể nghe gọi.

Sau ngày 15/9/2024, điện thoại "cục gạch" chỉ hỗ trợ công nghệ 2G không thể nghe gọi

Sau ngày 15/9/2024, điện thoại "cục gạch" chỉ hỗ trợ công nghệ 2G không thể nghe gọi

Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) vừa ban hành lộ trình dừng mạng di động 2G tại Việt Nam.

Theo đó, kể từ ngày 16/9/2024, không cung cấp dịch vụ cho thiết bị đầu cuối thuê bao chỉ hỗ trợ tiêu chuẩn 2G, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ cho thiết bị đầu cuối thuê bao kết nối vào mạng 2G cho mục đích truyền, nhận dữ liệu giữa thiết bị với thiết bị (M2M) hoặc cung cấp dịch vụ tại khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, nhà giàn DK.

Hệ thống thông tin di động 2G được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 15/9/2026, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ tại khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, nhà giàn DK.

Căn cứ quy hoạch các băng tần 900MHz/1800MHz, Bộ TTTT sẽ không cấp phép lại việc sử dụng các băng tần 900MHz/1800MHz nếu doanh nghiệp không có phương án đảm bảo không còn thuê bao sử dụng thiết bị đầu cuối chỉ hỗ trợ tiêu chuẩn GSM (2G only) hoạt động trên mạng từ ngày 16/9/2024.

Bộ TTTT đề nghị các doanh nghiệp hỗ trợ thuê bao chuyển đổi sang sử dụng máy điện thoại công nghệ cao hơn, thực hiện chương trình hỗ trợ kinh phí mua máy smart phone 4G hoặc điện thoại feature phone 4G và ban hành các gói cước hỗ trợ thuê bao chuyển đổi, thực hiện đến 16/9/2024.

Các doanh nghiệp thực hiện ngăn chặn nhập mạng các máy điện thoại 2G không chứng nhận hợp quy.

Doanh nghiệp phát triển các trạm thu phát sóng di động đảm bảo vùng phủ mạng 4G thay thế mạng 2G khi dừng hệ thống 2G và hoàn thành trước tháng 9/2026.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư