Top 10 website chơi game đổi thưởng tốt nhất - Ban ca doi thuong

Cao tốc Bắc - Nam phía Đông qua miền Trung: Chặng cuối bàn giao mặt bằng

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Đi qua mốc 30/6/2024 nhưng một số địa phương khu vực miền Trung vẫn chưa hoàn thành bàn giao 100% mặt bằng Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, trong đó có những địa phương chỉ còn vài chục mét bị vướng mắc...
Tại khu vực Nam Trung Bộ, các địa phương có Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua đã hoàn thành giải phóng mặt bằng tuyến chính, bàn giao cho chủ đầu tư. Ảnh minh họa: Tiên Giang
Tại khu vực Nam Trung Bộ, các địa phương có Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua đã hoàn thành giải phóng mặt bằng tuyến chính, bàn giao cho chủ đầu tư. Ảnh minh họa: Tiên Giang

Bắc Trung Bộ vẫn chậm

Tại khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 được đầu tư ở tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị thông qua các dự án thành phần: Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh và Vạn Ninh - Cam Lộ. Trong các địa phương trên cả nước được đầu tư các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam lần này, đây có lẽ là 2 địa phương có tốc độ bàn giao mặt bằng chậm nhất cho đến thời điểm hiện tại.

Theo Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Quảng Bình, các dự án thành phần qua địa phương này chỉ còn hơn 1,54 km mặt bằng chưa bàn giao cho chủ đầu tư (chiếm 1,22%). Trong đó, huyện Quảng Trạch có 10 m, thị xã Ba Đồn 40 m, huyện Bố Trạch 740 m và huyện Lệ Thủy 750 m.

Lý giải nguyên nhân chậm bàn giao mặt bằng, UBND huyện Bố Trạch cho rằng, trong số diện tích vướng mắc, phần mặt bằng qua địa phận thị trấn Nông trường Việt Trung là nhiều nhất vì còn nhiều hộ dân chưa nhận tiền bồi thường và chưa di chuyển nhà ra khỏi mặt bằng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, một số công trình như: cột sóng VinaPhone, công trình miếu thờ tại khu vực nhà máy sắn nằm trên tuyến chính cũng chưa được di dời.

Tương tự, tại huyện Lệ Thủy, lãnh đạo UBND huyện này cho biết, số mặt bằng còn vướng rơi vào 3 nhóm (các hộ mới được phê duyệt phương án, các hộ đã tuyên truyền, vận động 3 lần nhưng vẫn không chịu nhận tiền; các hộ đang có khiếu nại). “Để bàn giao mặt bằng sớm nhất có thể, Huyện tập trung phân nhóm và giải quyết, không loại trừ phương án cưỡng chế”, lãnh đạo huyện Lệ Thuỷ cho biết.

Trong khi đó, tại Quảng Trị, đến đầu tháng 7/2024, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ chưa thể hoàn thành. Dự án này đi qua địa bàn Quảng Trị có tổng chiều dài 32,53 km, qua 3 huyện Cam Lộ, Gio Linh và Vĩnh Linh. Hiện chỉ có đoạn qua huyện Cam Lộ dài 6,58 km đã bàn giao xong mặt bằng, còn vướng khoảng 673 m thuộc địa bàn huyện Gio Linh và Vĩnh Linh. Tại huyện Vĩnh Linh, vướng mắc là nút thắt tại phần diện tích của Nhà máy Chế biến dăm gỗ, nguyên liệu giấy tại Làng Thanh niên lập nghiệp Tây Vĩnh Linh do Công ty CP Lâm sản Quảng Trị làm Chủ đầu tư. Để di dời Nhà máy, UBND tỉnh Quảng Trị vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư cho Công ty CP Lâm sản Quảng Trị thực hiện Dự án di dời và mở rộng Nhà máy Chế biến dăm gỗ và nguyên liệu giấy đến xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh.

Theo Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (Chủ đầu tư), đối với Dự án thành phần đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ, tổng chiều dài tuyến chính đang vướng là 1,022 km, vướng nặng nhất tại 3 vị trí: cầu vượt Quốc lộ 9D, Quốc lộ 9A và cầu vượt Tam Hiệp.

Nam Trung Bộ đã hoàn thành

Tại khu vực Nam Trung Bộ, Dự án cao tốc Bắc - Nam đi qua địa bàn các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hoà với các dự án thành phần: Quảng Ngãi - Hoài Nhơn; Hoài Nhơn - Quy Nhơn; Quy Nhơn - Chí Thạnh; Chí Thạnh - Vân Phong. Nếu đầu tháng 5/2024, mặt bằng Dự án qua các địa phương này vẫn còn những vướng mắc thì đến 30/6/2024, phần diện tích bị vướng mắc đã được tháo gỡ, các địa phương đã hoàn thành GPMB tuyến chính, bàn giao cho chủ đầu tư giao nhà thầu thi công.

Theo ông Trần Phước Hiền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, địa phương đã bàn giao xong mặt bằng toàn bộ chiều dài tuyến chính 60,3 km từ ngày 25/6/2024 cho Ban Quản lý dự án 2 để tổ chức triển khai thi công, vượt tiến độ 5 ngày so với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. UBND tỉnh Quảng Ngãi đã hoàn thành việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ Dự án theo đúng yêu cầu về tiến độ của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm cung cấp, phục vụ Dự án.

Tại tỉnh Bình Định, công tác bồi thường, GPMB và tái định cư (TĐC) tại Dự án đã “về đích” từ giữa tháng 5/2024 với việc bàn giao chiều dài tuyến chính 117,77/117,99 km, đạt 99,8%. Để hoàn thành nốt công tác GPMB với diện tích còn lại và xây dựng hoàn thành các khu TĐC, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng chỉ đạo các địa phương quyết liệt tìm giải pháp để giải quyết dứt điểm các trường hợp tồn tại, đồng thời, tăng cường phối hợp với các đơn vị của Bộ GTVT trong công tác bồi thường, GPMB và TĐC cho người dân.

Tỉnh Phú Yên cũng đã hoàn thành GPMB các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam sau 17 tháng triển khai thi công. “Đặc biệt, tại Dự án thành phần đoạn Chí Thạnh - Vân Phong, 377/377 hộ dân có nhà bị ảnh hưởng đã bàn giao mặt bằng từ giữa tháng 4/2024. Việc thi công cao tốc qua Phú Yên đang thuận lợi nhờ có mặt bằng sạch, mỏ vật liệu bảo đảm và thời tiết nắng ráo”, Ban Quản lý dự án 7 cho biết.

Theo chỉ đạo lần đầu của Thủ tướng Chính phủ, chậm nhất đến ngày 30/6/2023, các địa phương phải hoàn thành bàn giao 100% mặt bằng Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên hầu hết các địa phương đều chậm hoàn thành bàn giao mặt bằng theo chỉ đạo. Vì vậy, Chính phủ đã gia hạn thêm một năm, tức ngày 30/6/2024 phải hoàn thành.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư