Top 10 website chơi game đổi thưởng tốt nhất - Ban ca doi thuong

Cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành: Tính khả thi cao khi thu hút đầu tư PPP

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Sáng 17/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đã thống nhất về chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) và cho rằng, việc thu hút đầu tư vào Dự án theo phương thức đối tác công - tư (PPP) trong bối cảnh hiện nay có nhiều triển vọng khả thi.
Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) có chiều dài 128,8 km, tổng mức đầu tư sơ bộ 25.540 tỷ đồng. Ảnh minh họa: Tiên Giang
Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) có chiều dài 128,8 km, tổng mức đầu tư sơ bộ 25.540 tỷ đồng. Ảnh minh họa: Tiên Giang

Dự án trên có chiều dài 128,8 km, tổng mức đầu tư sơ bộ 25.540 tỷ đồng, phấn đấu hoàn thành vào năm 2026.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, trong kỳ họp lần này, Quốc hội đã tiếp nhận và thảo luận về 117 lượt ý kiến liên quan đến Dự án. Chính phủ đã có tờ trình và báo cáo thẩm tra về Dự án gồm nhiều nội dung như: sự phù hợp của Dự án với các quy hoạch, kế hoạch, quy mô, hình thức đầu tư, nhu cầu sử dụng đất và phương án thu hồi đất, bồi thường tái định cư, tổng mức đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, phân kỳ tiến độ thực hiện, cơ chế chính sách đặc thù đề nghị áp dụng cho Dự án.

Ông Phạm Văn Hòa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) cho biết, việc đầu tư Dự án là cần thiết bởi đây là đoạn đường có ý nghĩa quan trọng trong kết nối đường cao tốc, kết nối huyết mạch vùng Tây và Đông Nam Bộ. Về quy mô đầu tư, Dự án ngoài đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước thì cần phải áp dụng phương thức PPP và cơ chế đặc thù. Theo quy hoạch, tuyến đường sẽ có 6 làn xe, nhưng theo kế hoạch trước mắt nên xây dựng 4 làn xe do điều kiện còn hạn chế về nguồn vốn đầu tư, 2 làn xe còn lại sẽ tiếp tục giải phóng mặt bằng, phân kỳ để đầu tư tiếp khi có điều kiện. Ông Hòa cũng đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) nghiên cứu để đảm bảo công bằng, thuận lợi cho các đối tác đầu tư khi đầu tư Dự án theo phương thức PPP (hợp đồng BOT) sẽ tác động tới 2 dự án BOT hiện hữu.

Theo ông Trình Lam Sinh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang), Chính phủ cần báo cáo bổ sung về tính hiệu quả của Dự án với mốc thời gian triển khai xây dựng và hoàn thiện công trình đến năm 2026. Khi kêu gọi nhà đầu tư tham gia Dự án theo phương thức PPP, cần phải tính đến việc hài hòa lợi ích cũng như chia sẻ rủi ro hợp lý, trong đó Nhà nước cần tạo điều kiện cho nhà đầu tư có phương án thu hồi vốn hiệu quả. Điều này rất quan trọng bởi nếu không đủ hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư thì phải chuyển sang đầu tư công.

Đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai) cho rằng, cần rà soát kỹ lưỡng về tính hiệu quả, phương thức bố trí vốn cho Dự án. Nên bố trí theo phương thức vốn trung ương và vốn của nhà đầu tư, trên cơ sở sắp xếp làm sao đảm bảo sự dẫn dắt của đầu tư công, vai trò dẫn dắt của Nhà nước trong việc thu hút đầu tư tư nhân… Bên cạnh đó, cần cân nhắc về cơ chế, chính sách chỉ định thầu. Qua triển khai thực hiện các dự án cho thấy, trên thì mở, dưới lại rất chặt chẽ. Ví dụ, quy định cho phép người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định việc chỉ định thầu trong quá trình thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, nhưng quy định ở dưới về tất cả trình tự, thủ tục thì vẫn theo luật định, không có một cơ chế nào đặc biệt.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, Dự án có tính khả thi cao khi đầu tư theo phương thức PPP bởi đây là dự án tương đối hoàn chỉnh, được quy hoạch 6 làn xe, sẽ thi công xây dựng 4 làn xe hoàn chỉnh, phần vốn nhà nước hỗ trợ tham gia là 50%, sau khi mãn tải sẽ tiếp tục mở rộng thêm 2 làn xe trên đoạn tuyến này. Quá trình tính toán cho thấy, Dự án có thời gian hoàn vốn tương đối tốt so với các dự án trước đây, phù hợp với các nhà đầu tư, cũng được các ngân hàng đánh giá cao.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, thường các dự án dễ gặp khó khăn khi nguồn vốn huy động từ các ngân hàng để đầu tư cho dự án BOT chủ yếu là huy động ngắn hạn, vay trung và dài hạn thì tối đa là 5 năm. Với một dự án có thời gian hoàn vốn khoảng 18 đến 20 năm như dự án này, nhà đầu tư sẽ ưu tiên doanh thu để trả nợ ngân hàng, nên sẽ rất phù hợp và khả thi nếu thu hút đầu tư theo phương thức PPP.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư