Top 10 website chơi game đổi thưởng tốt nhất - Ban ca doi thuong

Dự án Hầm đường bộ qua Đèo Cả: Bao giờ gỡ xong vướng mắc tài chính?

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Đã đi vào vận hành, phát huy hiệu quả, nhưng đến nay những vướng mắc về tài chính của Dự án Hầm đường bộ qua Đèo Cả vẫn chưa được giải quyết, gây nhiều khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án. Ngoài ra, theo nhiều ý kiến, việc Nhà nước chưa thực hiện đúng cam kết tại hợp đồng dự án này cũng như một số dự án BOT khác, làm suy giảm niềm tin với nhà đầu tư, tạo tâm lý e ngại khi tham gia vào dự án PPP.
Đến nay những vướng mắc về tài chính của Dự án Hầm đường bộ qua Đèo Cả vẫn chưa được giải quyết Ảnh: Internet
Đến nay những vướng mắc về tài chính của Dự án Hầm đường bộ qua Đèo Cả vẫn chưa được giải quyết Ảnh: Internet

Ngày 11/1/2021, hầm Hải Vân 2 - hạng mục cuối cùng của Dự án Hầm Đường bộ qua Đèo Cả, được khánh thành, đưa vào sử dụng. Trước đó, theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), các hạng mục khác của Dự án gồm hầm Cổ Mã, hầm Đèo Cả, hầm Cù Mông đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, giải quyết triệt để tình trạng ùn tắc giao thông, tạo điều kiện thuận lợi về kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh duyên hải miền Trung.

Với việc hoàn thành hầm Hải Vân 2, toàn bộ Dự án đã được Nhà đầu tư thực hiện theo đúng cam kết hợp đồng, bảo đảm an toàn, chất lượng và được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán.

Tuy nhiên, theo Nhà đầu tư, cho đến nay, những vướng mắc tài chính liên quan đến Dự án kéo dài nhiều năm vẫn chưa được giải quyết.

Cụ thể, trong tổng số vốn nhà nước hỗ trợ Dự án là 5.048 tỷ đồng, đến hết năm 2016, mới giải ngân được 3.868 tỷ đồng, còn 1.180 tỷ đồng đến nay chưa được giải ngân.

Nhà đầu tư và ngân hàng đã phải tự ứng trước phần vốn thiếu hụt đó để hoàn thành đáp ứng tiến độ, bảo đảm hiệu quả tổng thể Dự án. Việc này gây thiệt hại rất lớn cho Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án. Doanh nghiệp dự án ước tính, từ 2017 - 2023 phát sinh lãi do chưa được giải ngân nguồn vốn 1.180 tỷ là 628 tỷ đồng. Từ năm 2024 về sau, nếu chưa được thanh toán, với lãi suất nhận nợ ngân hàng 10,5%/năm hiện nay, mỗi năm lãi sẽ phát sinh thêm 125 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, theo hợp đồng Dự án, Nhà đầu tư được thu phí hoàn vốn tại 7 trạm thu phí: An Dân, Ninh Lộc, Đèo Cả, Cù Mông, Bắc Hải Vân, Nam Hải Vân, La Sơn - Túy Loan. Nhà đầu tư cho biết, việc Nhà nước đơn phương giảm 2 trạm thu phí là La Sơn - Túy Loan và Nam Hải Vân ảnh hưởng không nhỏ phương án tài chính. Tuyến La Sơn - Túy Loan không thu phí là lý do phân lưu phương tiện, giảm nguồn thu tại Hải Vân; trạm Nam Hải Vân chia sẻ doanh thu tại trạm Bắc Hải Vân với Dự án Hầm Phước Tượng - Phú Gia. Theo tính toán của Nhà đầu tư, giai đoạn 2018 - 2023, thất thu 485 tỷ đồng.

Ngoài ra, Dự án cũng chưa được điều chỉnh tăng giá vé theo lộ trình, gây thất thu lớn cho doanh nghiệp dự án.

Nhà đầu tư kiến nghị Chính phủ sớm hoàn thiện thủ tục giải ngân 1.180 tỷ đồng cho Dự án; giao Bộ GTVT làm việc với Nhà đầu tư, ngân hàng thống nhất phương án trả nợ theo tình hình thực tế của Dự án; tháo gỡ các vướng mắc về nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN), trạm thu phí, điều chỉnh giá vé...

Trước đó, để giải quyết bất cập về trạm thu phí La Sơn - Túy Loan, theo Tờ trình của Chính phủ tháng 10/2022, Bộ Tài chính đã kiến nghị giải pháp theo hướng không sử dụng trạm La Sơn - Túy Loan để hoàn vốn cho Dự án; bổ sung vốn NSNN khoảng 2.280 tỷ đồng để hỗ trợ nhằm bảo đảm phương án tài chính; xây dựng đề án thu phí cao tốc La Sơn - Túy Loan để nộp NSNN. Tuy nhiên, đến nay, phương án giải quyết cuối cùng vẫn chưa được quyết định.

Được biết, ngày 14/9/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) có công văn báo cáo lãnh đạo Chính phủ về nguồn vốn nhà nước hỗ trợ Dự án. Trong đó, Bộ KH&ĐT kiến nghị Thủ tướng chấp thuận bố trí vốn ngân sách trung ương trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã phân bổ của Bộ GTVT là 1.180 tỷ đồng để tham gia đầu tư Dự án cho các hạng mục: hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư toàn bộ Dự án; hỗ trợ xây dựng hạng mục hầm Đèo Cả như đề xuất của Bộ GTVT. Giao Bộ KH&ĐT trình Thủ tướng Chính phủ giao 1.180 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nguồn ngân sách trung ương đã phân bổ cho Bộ GTVT cho Dự án theo quy định của Luật Đầu tư công.

Tại Công văn, Bộ KH&ĐT cũng đề nghị Bộ GTVT rà soát thủ tục đầu tư và chịu trách nhiệm giao kế hoạch vốn hằng năm theo thẩm quyền, bảo đảm đúng quy định của pháp luật về đầu tư công. Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về nội dung số liệu báo cáo; các đề xuất về phạm vi và số vốn 1.180 tỷ đồng hỗ trợ từ NSNN; điều chỉnh mở rộng bổ sung hạng mục Dự án; sự phù hợp của việc sử dụng số vốn trái phiếu chính phủ đã giải ngân cho Dự án; hoàn tất các thủ tục bảo đảm sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ Dự án đúng quy định và hiệu quả đầu tư.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư