Top 10 website chơi game đổi thưởng tốt nhất - Ban ca doi thuong

Giải pháp đột phá đưa TP.HCM trở thành đô thị toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Tầm nhìn đến năm 2050, TP.HCM sẽ trở thành đô thị toàn cầu hấp dẫn và bền vững; là trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á, với kinh tế, văn hóa phát triển đặc sắc… Để hiện thực hóa kỳ vọng này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, TP.HCM cần có những chính sách, giải pháp thực sự đột phá, xác định rõ các mô hình phát triển, cơ cấu kinh tế, làm rõ nét hơn không gian, động lực mới cho tăng trưởng.
Để hiện thực hóa Quy hoạch, TP. Hồ Chí Minh cần nguồn lực thực hiện trong 10 năm tới là 6,4 triệu tỷ đồng. Ảnh: Lê Tiên
Để hiện thực hóa Quy hoạch, TP. Hồ Chí Minh cần nguồn lực thực hiện trong 10 năm tới là 6,4 triệu tỷ đồng. Ảnh: Lê Tiên

Khát vọng phát triển TP.HCM

Ngày 12/6, tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư diễn ra Phiên họp thứ 63 của Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh để thẩm định hồ sơ Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh Nguyễn Chí Dũng cho biết, TP.HCM là đô thị đặc biệt của cả nước, là cửa ngõ quan trọng kết nối với khu vực và thế giới; là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ; là đầu tàu, động lực, có sức hút và sức lan tỏa lớn của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Thành phố phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi tiềm năng, thế mạnh, năng lực đột phá, sáng tạo của Thành phố chưa được khai thác hiệu quả. Vai trò đầu tàu, động lực dẫn dắt có chiều hướng chững lại trong những năm gần đây. Mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của Thành phố chậm đổi mới; tốc độ tăng trưởng GRDP thấp hơn trung bình cả nước, có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây.

Tổ chức không gian phát triển còn nhiều bất cập; hạ tầng chưa đồng bộ; quỹ đất phát triển công nghiệp ít, không gian phát triển các khu công nghiệp (KCN) chưa phù hợp, dẫn tới việc thu hút đầu tư hạ tầng KCN còn gặp khó khăn. Hệ thống giao thông kết nối nội vùng, liên vùng giữa TP.HCM với các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ, với vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng kinh tế của cả nước còn hạn chế. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, cần có cơ chế, chính sách và đầu tư hạ tầng phù hợp để duy trì thế cửa ngõ quốc tế của Thành phố khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động.

Dự thảo Quy hoạch TP.HCM xác định, tầm nhìn phát triển đến năm 2050 sẽ trở thành đô thị toàn cầu hấp dẫn và bền vững; là trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á, với kinh tế, văn hóa phát triển đặc sắc; người dân có chất lượng cuộc sống cao; là hạt nhân của Vùng TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ, cực tăng trưởng của cả nước. 5 chiến lược tương ứng để cụ thể hóa tầm nhìn cũng đã được Quy hoạch chỉ ra.

Quy hoạch cũng lựa chọn kịch bản phát triển kinh tế với mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu hút nguồn lực thực hiện dự án giữ vai trò động lực tạo ra sự đột phá, phù hợp với xu hướng phát triển vùng Đông Nam Bộ. Theo đó, tốc độ tăng trưởng GRDP là 8,5 - 9%; quy mô GRDP cuối kỳ (giá 2010) là 2,25 - 2,34 triệu tỷ đồng; GRDP đầu người cuối kỳ (giá hiện hành) là 385 - 405 triệu đồng/người; tổng nhu cầu vốn đầu tư (giá 2020) là 7,59 - 8,11 triệu tỷ đồng.

Cần giải pháp thực sự đột phá

Theo TS. Cao Viết Sinh, chuyên gia kinh tế cao cấp, cần làm rõ hơn vai trò của Thành phố trong vùng Đông Nam Bộ và vùng động lực phía Nam với tư cách TP.HCM là một cực tăng trưởng. Hiện, quy mô nền kinh tế (GRDP) của TP.HCM chiếm 54% của Vùng, do đó sẽ tác động rất lớn đến phát triển của vùng Đông Nam Bộ; mỗi một yếu tố phát triển của Thành phố đều ảnh hưởng đến Vùng, nhất là mục tiêu tăng trưởng và cơ cấu kinh tế.

Trong bối cảnh hiện nay, TP.HCM cần có đột phá về thể chế phát triển và quản trị đô thị; đột phá về mô hình kinh tế, cơ cấu kinh tế; đột phá về hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh (giải quyết căn cơ các vấn đề về ô nhiễm môi trường, ngập úng…). Để hiện thực hóa Quy hoạch của Thành phố, nguồn lực thực hiện trong 10 năm tới là 6,4 triệu tỷ đồng (chiếm 40,5% của toàn vùng Đông Nam Bộ). “TP.HCM cần có luận chứng thêm về tính khả thi, làm rõ cơ cấu nguồn vốn (vốn nhà nước, tư nhân, FDI) trong nguồn lực thực hiện Quy hoạch”, TS. Cao Viết Sinh nhấn mạnh.

Ở góc nhìn khác, Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nêu quan điểm, Quy hoạch phải làm sâu sắc vị thế đô thị toàn cầu; phân tích sâu mối quan hệ của Thành phố với quốc tế qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài đi Campuchia và các nước. Thành phố được định hướng là đô thị hướng biển thì cần làm rõ nét hơn vai trò của cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ tác động đến kinh tế biển của Thành phố với các cảng và KCN sau cảng như Cát Lái, Hiệp Phước… Quy hoạch cũng cần làm rõ vai trò của sân bay Long Thành là sân bay quốc tế, mặc dù được xây dựng trên đất Đồng Nai nhưng lại rất quan trọng trong Quy hoạch Vùng TP.HCM, được đặt ra như sân bay thứ 2 của Thành phố. Trong trường hợp này, sân bay Long Thành là sân bay giao lưu quốc tế cho Thành phố trong giai đoạn hội nhập để trở thành thành phố toàn cầu. Theo ông Chính, cần phải hoạch định không gian kinh tế phát triển trên trục quan trọng này với các chức năng đô thị, dịch vụ, logistics và hướng trọng điểm cửa ngõ của Thành phố về Long Thành và kết nối với trục kinh tế lớn Đồng Nai - Vũng Tàu.

Theo Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, ngoài ý nghĩa kinh tế của sông Sài Gòn như cấp nước, giao thông, vấn đề khai thác và quy hoạch cảnh quan dọc sông cũng rất quan trọng để phát huy, khai thác tốt quỹ đất 2 bên bờ sông cho hợp lý, nhằm phát triển khu vực thành phố lõi và đô thị Thủ Đức.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư