Top 10 website chơi game đổi thưởng tốt nhất - Ban ca doi thuong

Gói thầu hơn 2.475 tỷ tại Tiền Giang: “Mưa” đề nghị làm rõ và 5 lần gia hạn

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Gói thầu Thi công xây dựng công trình (bao gồm khảo sát và lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán) của Dự án thành phần 2 (Km16+000 - Km27+430) thuộc Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tiền Giang làm chủ đầu tư, trực tiếp mời thầu.

Gói thầu ghi nhận 20 đề nghị làm rõ và 1 kiến nghị của nhà thầu liên quan đến các tiêu chí bị cho là không phù hợp quy định, quá mức cần thiết tại hồ sơ mời thầu (HSMT), nhưng rốt cuộc các tiêu chí này không được sửa đổi.

Gói thầu Thi công xây dựng công trình của Dự án thành phần 2 (Km16+000 - Km27+430) thuộc Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1 ghi nhận 20 đề nghị làm rõ và 1 kiến nghị. Ảnh chỉ mang tính minh họa: Internet

Gói thầu Thi công xây dựng công trình của Dự án thành phần 2 (Km16+000 - Km27+430) thuộc Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1 ghi nhận 20 đề nghị làm rõ và 1 kiến nghị. Ảnh chỉ mang tính minh họa: Internet

Gói thầu nêu trên có giá 2.475,619 tỷ đồng, thời gian thực hiện hợp đồng 700 ngày. Trong thời gian phát hành HSMT, Gói thầu ghi nhận 20 văn bản đề nghị làm rõ và 1 kiến nghị của nhà thầu, Bên mời thầu đã 5 lần gia hạn thời điểm đóng thầu.

Ngày 25/7/2024, Công ty TNHH MTV Văn Sáu (địa chỉ tại Tiền Giang) có đơn kiến nghị phản ánh nhiều yêu cầu về hợp đồng tương tự, nhân sự chủ chốt, thiết bị tại HSMT quá mức cần thiết và chưa phù hợp. Cụ thể, về nhân sự chủ chốt, HSMT yêu cầu 6 cán bộ phụ trách giám sát chất lượng thi công nội bộ phần đường; 11 cán bộ phụ trách giám sát chất lượng thi công nội bộ phần cầu. Nhà thầu cho rằng, yêu cầu nhân sự như trên là quá mức cần thiết, gây lãng phí nguồn lực, tạo gánh nặng cho nhà thầu, bởi đây là các vị trí giám sát chất lượng, không trực tiếp thi công xây dựng.

Về thiết bị thi công, HSMT yêu cầu 6 máy rải bê tông nhựa, 6 máy rải cấp phối đá dăm, 15 máy ủi >= 110 CV, 15 máy lu rung >= 25 tấn, 6 sà lan >= 800 tấn; 12 máy cắm bấc thấm chiều sâu >= 3 m; 25 xe vận chuyển bê tông >= 6 m3… Số lượng lên tới 340 thiết bị, theo nhà thầu là quá mức cần thiết, có thể hạn chế cạnh tranh. Để tham chiếu, nhà thầu so sánh với HSMT Gói thầu số 14 Thiết kế bản vẽ thi công - dự toán và thi công xây dựng đoạn từ Km0+000 đến Km16+000 của Dự án thành phần 1 thuộc Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp làm chủ đầu tư. Gói thầu này có giá 2.872,771 tỷ đồng chỉ yêu cầu tổng cộng 130 thiết bị, phương tiện.

Các yêu cầu tài liệu chứng minh nhân sự chủ chốt, thiết bị thi công tại HSMT cũng vấp phản ứng của các nhà thầu. Đối với nhân sự chủ chốt, HSMT yêu cầu có hợp đồng lao động với nhà thầu hoặc tài liệu chứng minh nhân sự sẵn sàng huy động cho gói thầu trong trường hợp nhân sự không thuộc biên chế của nhà thầu. Cụ thể, nhà thầu phải đính kèm biên bản chấm dứt/thanh lý hợp đồng lao động của nhân sự với đơn vị cũ hoặc văn bản cho phép huy động nhân sự của đơn vị chủ quản hiện tại của nhân sự.

Theo ý kiến của nhà thầu, HSMT quy định như trên là không phù hợp với pháp luật về lao động và thực tế hiện nay. Theo Điều 19 Luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động khác nhau, miễn là đảm bảo thực hiện đầy đủ các thỏa thuận trong từng hợp đồng. Yêu cầu trên chỉ phù hợp với các nhân sự là công chức/viên chức nhà nước hay lực lượng vũ trang…, các nhân sự này muốn chuyển sang một tổ chức khác làm việc thì cần phải có ý kiến chấp thuận của bên tiếp nhận và bên đang sử dụng lao động. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động. Như vậy, nhân sự đang làm cho các tập đoàn/công ty hoàn toàn có thể lựa chọn công việc phù hợp mà không bị ràng buộc bởi hợp đồng lao động hiện tại.

Đối với thiết bị, HSMT yêu cầu nhà thầu có từ 50% số lượng thiết bị chủ yếu, tối thiểu theo yêu cầu của HSMT thuộc sở hữu của nhà thầu mới được chấm điểm. Nhà thầu cho rằng, yêu cầu này vi phạm điểm đ mục 1 Phụ lục 8 Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT.

Trả lời các nội dung trên, Bên mời thầu cho biết, yêu cầu đối với nhân sự chủ chốt nhằm đảm bảo nhà thầu huy động nhân sự đáp ứng yêu cầu tiến độ, chất lượng của Gói thầu. Về thiết bị, Bên mời thầu căn cứ vào tính chất của Gói thầu để đưa ra yêu cầu. Đồng thời, Bên mời thầu cũng không quy định mức điểm tối thiểu đối với nội dung này. Bên mời thầu bảo lưu toàn bộ yêu cầu về nhân sự, thiết bị tại HSMT.

Một số chuyên gia đấu thầu cho rằng, việc yêu cầu tỷ lệ sở hữu 50% số thiết bị thi công chủ yếu là chưa đúng quy định pháp luật về đấu thầu, đặc biệt là mẫu HSMT gói thầu xây lắp theo Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT. Việc Bên mời thầu cho rằng không đánh giá điểm tối thiểu đối với mục này cũng tạo nên sự không thống nhất của tiêu chuẩn đánh giá. Với yêu cầu tài liệu chứng minh khả năng huy động nhân sự, đối chiếu các quy định của Luật Lao động cho thấy bất cập, có thể phát sinh nhiều khó khăn cho nhà thầu ở khâu dự thầu.

Ngày 27/7/2024, Gói thầu được hoàn tất mở thầu với sự tham dự của 1 nhà thầu là Liên danh nhà thầu Dự án thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, thành viên đứng đầu là Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư