Top 10 website chơi game đổi thưởng tốt nhất - Ban ca doi thuong

Loạt vướng mắc chặn tiến độ các dự án metro TP.HCM

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Trong báo cáo mới nhất gửi UBND TP.HCM, Ban Quản lý đường sắt đô thị (MAUR) dự kiến tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công năm 2024 dành cho các dự án đường sắt đô thị (metro) khoảng 77,67% so với kế hoạch, cách xa mục tiêu giải ngân trên 95% do Thành phố đặt ra. Với nhiều khó khăn, vướng mắc, giá trị giải ngân sau 7 tháng năm 2024 chỉ đạt 15,26% kế hoạch, có nguồn vốn giải ngân bằng 0.
Nhà thầu thi công các hạng mục còn lại của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên. Ảnh: Ngọc Tuấn
Nhà thầu thi công các hạng mục còn lại của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên. Ảnh: Ngọc Tuấn

Theo MAUR, hiện Ban đang tập trung thực hiện 2 dự án, chuẩn bị đầu tư 5 dự án và lập Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM. Năm 2024, MAUR được giao tổng kế hoạch vốn đầu tư công là 4.432,863 tỷ đồng với cơ cấu gồm các nguồn ODA cấp phát, ngân sách địa phương (nguồn ODA vay lại, ODA đối ứng, ngân sách tập trung). Tính đến hết tháng 7/2024, giá trị giải ngân là 676,281 tỷ đồng, đạt 15,26% kế hoạch. Trong đó, tỷ lệ giải ngân cao nhất là nguồn ODA cấp phát với 265,146 tỷ đồng, đạt 75,76% kế hoạch (350 tỷ đồng). Đáng lưu tâm nhất là nguồn vốn ngân sách địa phương tập trung với kế hoạch vốn giao là 3.763 tỷ đồng, nhưng đến hết tháng 7/2024 vẫn chưa giải ngân được đồng nào. Theo dự kiến của MAUR, năm 2024, lượng vốn giải ngân các dự án metro tại TP.HCM đạt 3.442,911 tỷ đồng, tương ứng 77,67% tổng kế hoạch vốn được giao.

MAUR đánh giá, những tháng qua, công tác thi công tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, an toàn. Hiện tuyến metro này cơ bản giải quyết được một số đầu việc quan trọng như: đã trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án; ký kết thỏa thuận vay VN22-P1, đảm bảo đủ nguồn vốn vay ODA (hợp đồng vay lại đối với khoản vay cũng đã được ký kết); triển khai công tác chạy thử nghiệm trên toàn tuyến để đánh giá an toàn; hoàn thiện các nội dung về đào tạo, bàn giao và công tác chuẩn bị cho khai thác, vận hành.

Với tuyến metro Bến Thành - Tham Lương, MAUR đang phối hợp với các nhà tài trợ, đơn vị liên quan đánh giá chung tiến độ tổng thể thực hiện, kế hoạch thu xếp tài chính phù hợp với tình hình thực tế. Về giải phóng mặt bằng, UBND Quận 3 tiếp tục bàn giao các trường hợp còn lại. Các hạng mục di dời hạ tầng kỹ thuật đang triển khai thi công…

Đối với Đề án phát triển hệ thống metro TP.HCM, công tác nghiên cứu xây dựng đề cương, bố cục đề án, sơ bộ các nhóm cơ chế, chính sách đặc thù, các phương án đầu tư phát triển hệ thống đang được triển khai tích cực. Đề án đã được UBND TP.HCM gửi Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến các bộ, ngành để tiếp tục hoàn thiện.

Song song đó, TP.HCM đang thực hiện bước chuẩn bị đầu tư các tuyến metro, dự án hỗ trợ kỹ thuật khác như: tuyến ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn giai đoạn 1; tuyến Bến Thành - Thủ Thiêm; Bến Thành - Tân Kiên; Dự án Tăng cường mảng xanh dọc xa lộ Hà Nội và tuyến Bến Thành - Suối Tiên; Dự án Xây dựng 2 tuyến cáp điện ngầm 110kV cung cấp điện cho vận hành khai thác tuyến Bến Thành - Suối Tiên.

Tại công trường 2 dự án metro đang trong quá trình thực hiện, Báo Đầu thầu ghi nhận nhà thầu đang tập trung thi công các hạng mục còn lại của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, “chạy đua” với mốc thời gian đưa tuyến này vào vận hành. Với tuyến Bến Thành - Tham Lương, nhà thầu thực hiện các gói thầu di dời hạ tầng gặp nhiều trở ngại trong điều kiện thi công tại đô thị và tiến độ chậm.

Việc triển khai xây dựng các tuyến metro tại TP.HCM còn chậm so với kế hoạch, tiến độ giải ngân kế hoạch vốn năm 2024 có khả năng chậm nhịp bởi nhiều vướng mắc. MAUR đang tập trung gỡ vướng nhiều hạng mục để cải thiện tiến độ xây dựng và giải ngân nguồn vốn. Cụ thể, tuyến Bến Thành - Suối Tiên đang tiến đến giai đoạn cuối để hoàn thành, nghiệm thu, nhưng vẫn còn vướng mắc các hạng mục phụ trợ cần thi công hoàn thành; công tác thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, đánh giá an toàn hệ thống, công tác phối hợp giữa các nhà thầu, đào tạo, vận hành bảo dưỡng...

Tuyến Bến Thành - Tham Lương lại gặp khó khi cơ cấu nguồn vốn có nhiều thay đổi dẫn đến việc đề xuất lựa chọn phương án tài chính phù hợp với tình hình thực tế nhằm tiến tới xúc tiến khoản vay cần nhiều thời gian lấy ý kiến các nhà tài trợ, các đơn vị liên quan… trước khi báo cáo cấp có thẩm quyền. Trong khi đó, công tác giải phóng mặt bằng chưa hoàn tất khiến việc thi công di dời hạ tầng kỹ thuật chậm và phải rà soát để triển khai thực hiện đồng bộ, tránh chồng chéo giữa các hạng mục.

Theo tìm hiểu, trong tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 (4.432,863 tỷ đồng) TP.HCM giao cho MAUR, kế hoạch vốn bố trí cho tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên khoảng 4.000 tỷ đồng, tuyến metro Bến Thành - Tham Lương khoảng 430 tỷ đồng. Nếu những khó khăn, vướng mắc tại 2 dự án này chưa thể tháo gỡ kịp thời thì tiến độ giải ngân rất khó khả thi theo dự kiến của MAUR.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư