Top 10 website chơi game đổi thưởng tốt nhất - Ban ca doi thuong

“Mở cánh cửa” mua bán điện trực tiếp: Kỳ vọng tăng đầu tư và sử dụng năng lượng xanh

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Sau thời gian dài ngóng đợi, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 80/2024/NĐ-CP quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (DPPA). Nhiều ý kiến từ các nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp (DN) sản xuất nhận định, cơ chế đột phá này sẽ góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư cũng như sử dụng năng lượng xanh trong tương lai.
Những khách hàng sử dụng điện lớn sẽ được mua điện trực tiếp từ các nhà sản xuất năng lượng tái tạo với hai chính sách: qua đường dây kết nối riêng hoặc qua lưới điện quốc gia. Ảnh: Lê Tiên
Những khách hàng sử dụng điện lớn sẽ được mua điện trực tiếp từ các nhà sản xuất năng lượng tái tạo với hai chính sách: qua đường dây kết nối riêng hoặc qua lưới điện quốc gia. Ảnh: Lê Tiên

Giải “cơn khát” cung - cầu điện sạch

Marvell là một trong những DN thuộc lĩnh vực bán dẫn của Hoa Kỳ đang mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Chia sẻ với Ban ca doi thuong , TS. Lê Quang Đạm, Tổng giám đốc Marvell Việt Nam vui mừng cho hay, chỉ chưa đầy 1 năm kể từ thời điểm lãnh đạo Marvell tháp tùng Tổng thống Hoa Kỳ thăm Việt Nam (tháng 9/2023), đến nay, Marvell Việt Nam đã phát triển vượt bậc. Tháng 9/2023, Marvell Việt Nam có khoảng 300 người, đặt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực thêm 50% trong 3 năm tới. Với quy mô này, Việt Nam sẽ là trung tâm hoạt động lớn thứ 3 chỉ sau trụ sở chính của Marvell tại Mỹ và Ấn Độ.

“Nhu cầu thị trường có sự tăng trưởng mạnh, thay vì 3 năm, đến thời điểm này, đội ngũ nhân sự của Marvell Việt Nam đã lên tới hơn 420 người. DN cũng mở thêm một văn phòng ở TP. Đà Nẵng với quy mô gần 50 người. Quy mô đầu tư mở rộng, nhu cầu sử dụng điện của Marvell cũng tăng cao”, ông Đạm cho biết.

Lãnh đạo Marvell nhấn mạnh, rất quan tâm đến việc sử dụng nguồn năng lượng xanh, nhất là khi xu hướng phát triển xanh, phát triển bền vững đang bao trùm toàn cầu. “Việc Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định về DPPA là một tin vui với cả DN phát triển năng lượng tái tạo cũng như những DN sử dụng, bởi DPPA “mở cánh cửa” mua bán trực tiếp giữa người sản xuất điện và tiêu thụ điện, bên cạnh việc đơn vị phát điện tái tạo chỉ bán điện cho các tổng công ty điện lực. Điều này phù hợp với yêu cầu phát triển”, ông Đạm nhìn nhận.

Nghị định số 80/2024/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 3/7/2024 được đánh giá là bước tiến quan trọng trong việc hình thành thị trường điện cạnh tranh. Theo Nghị định, những khách hàng sử dụng điện lớn có sản lượng tiêu thụ bình quân từ 200.000 kWh/tháng mong muốn sử dụng năng lượng tái tạo sẽ được mua điện trực tiếp từ các nhà sản xuất năng lượng tái tạo với hai chính sách: qua đường dây kết nối riêng hoặc qua lưới điện quốc gia. Như vậy, với DPPA, lần đầu tiên Việt Nam cho phép các đơn vị phát điện tái tạo được lựa chọn cơ chế bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn bên cạnh việc bán điện cho các tổng công ty điện lực.

Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam chia sẻ, DPPA được ban hành đáp ứng mong mỏi của các DN trong và ngoài nước. Đây là bước đi rất quan trọng để thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh trong thời gian tới.

Là DN tham gia phát triển nguồn điện, chia sẻ tại cuộc họp về triển khai DPPA do Bộ Công Thương tổ chức mới đây, ông Stuart Livesey, Tổng giám đốc kiêm Phó Chủ tịch Copenhagen Offshore Partners Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty TNHH Phát triển điện gió Sơn La cho rằng, Nghị định số 80/2024/NĐ-CP được ban hành là cơ hội lớn cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo cũng như thu hút các DN phát triển năng lượng tái tạo quốc tế đầu tư vào Việt Nam.

Khẩn trương đưa Nghị định vào cuộc sống

Đại diện Marvell Việt Nam cũng như nhiều nhà đầu tư khác cho rằng, một trong những nhu cầu chính của các DN và nhà đầu tư là ổn định nguồn cung cấp năng lượng và khả năng tiếp cận năng lượng tái tạo ngay lập tức, từ đó góp phần giúp DN cũng như đất nước tăng sức cạnh tranh. Vì thế, các giải pháp đưa Nghị định số 80/2024/NĐ-CP vào cuộc sống cần được khẩn trương thực hiện. “Tôi mong đợi Việt Nam sớm có hướng dẫn chi tiết để giúp DN, trong đó có Marvell Việt Nam có thể sử dụng nguồn năng lượng tái tạo nhiều hơn, qua đó gián tiếp giúp DN bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tốt hơn”, ông Đạm nói.

Điều 6 Nghị định số 80/2024/NĐ-CP nêu rõ, hợp đồng mua bán điện giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn trong trường hợp mua bán điện trực tiếp thông qua đường dây kết nối riêng do hai bên thỏa thuận phù hợp với quy định tại Điều 22 Luật Điện lực và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Giá bán điện do hai bên thỏa thuận trừ trường hợp quy định tại khoản 4 điều này.

Đối với hình thức mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia, tại Chương III Nghị định số 80/2024/NĐ-CP phân định rõ việc bán điện của đơn vị phát điện năng lượng tái tạo qua thị trường điện giao ngay và việc mua bán điện với tổng công ty điện lực. Giá thị trường điện giao ngay là giá thị trường điện toàn phần được hình thành theo từng chu kỳ giao dịch của thị trường điện giao ngay và được xác định bằng tổng của giá điện năng thị trường và giá công suất thị trường. Trong đó, giá điện năng thị trường và giá công suất thị trường được xác định theo quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành.

Tại cuộc họp triển khai Nghị định số 80/2024/NĐ-CP vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu rõ, 6 tháng đầu năm 2024, kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, GDP tăng hơn 6,4% kéo theo tăng nhanh sản lượng tiêu thụ điện. Nửa đầu năm 2024, sản lượng điện tiêu thụ ước tăng 12 - 13% so với cùng kỳ năm trước. Theo Quy hoạch điện VIII, nhu cầu điện cho phát triển trong tương lai sẽ tăng “chóng mặt” về quy mô, đồng thời đòi hỏi chuyển đổi cơ cấu nguồn điện, từ năng lượng có nguồn gốc hóa thạch, phát thải carbon cao sang nguồn năng lượng sạch hơn. Vì thế, việc triển khai cơ chế DPPA là một trong những giải pháp để Việt Nam đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Hồng Diên lưu ý, đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành cơ chế này nên chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế cũng như những bỡ ngỡ, lúng túng khi triển khai. Để thống nhất triển khai trong phạm vi cả nước, lãnh đạo Bộ Công Thương đề nghị bộ, ngành, địa phương cũng như các DN trong và ngoài nước nghiên cứu thật kỹ các nội dung trong Nghị định để chủ động phân công, lập kế hoạch thực hiện sao cho phù hợp; tiếp tục phát hiện bất cập, vướng mắc (nếu có); chủ động phản ánh, đề xuất lên cấp có thẩm quyền phương án giải quyết…

“Cục Điều tiết điện lực và Vụ Pháp chế thuộc Bộ Công Thương rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các thông tư hướng dẫn thực hiện; đồng thời, tham mưu các bộ, ngành chức năng sửa đổi hoặc ban hành các văn bản hướng dẫn (nếu cần) đảm bảo triển khai cơ chế DPPA không có vướng mắc, trở ngại lớn”, ông Diên yêu cầu.

Bên cạnh đó, hai đơn vị trên khẩn trương nghiên cứu, thí điểm giá điện hai thành phần (giá công suất và giá điện năng) trình cấp thẩm quyền ban hành trong tháng 8/2024; đồng thời nghiên cứu cơ chế tách phí và giá truyền tải ra khỏi giá điện trước tháng 9/2024, vì đây là cơ chế có mối liên hệ chặt chẽ với DPPA, đảm bảo vận hành thị trường điện cạnh tranh hiệu quả trong tương lai.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư