Top 10 website chơi game đổi thưởng tốt nhất - Ban ca doi thuong

Bản tin Ban ca doi thuong sáng 22/8

(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là điều chỉnh dự án kè chống xói lở khẩn cấp bờ biển Cửa Đại; Hà Nội làm rõ việc "đẩy giá" đất tại một số phiên đấu giá gần đây; sạt lở, ách tắc trên Quốc lộ 12 ở Điện Biên; gần 8.000 container tồn đọng ở TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng…

Điều chỉnh dự án kè chống xói lở khẩn cấp bờ biển Cửa Đại

UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt điều chỉnh Dự án Đầu tư xây dựng công trình kè chống xói lở khẩn cấp bờ biển Cửa Đại, đoạn từ UBND phường Cẩm An đến khu vực An Bàng, thành phố Hội An.

Bờ biển Cửa Đại, thành phố Hội An tiếp tục bị xói lở

Bờ biển Cửa Đại, thành phố Hội An tiếp tục bị xói lở

Dự án kè chống xói lở khẩn cấp bờ biển Cửa Đại được điều chỉnh kết cấu kè ngầm theo hướng bù cao độ bằng đá đối với khu vực nền bị xói sâu để đảm bảo an toàn và ổn định lâu dài cho tuyến đê, không làm thay đổi biện pháp thi công.

Đơn vị thi công sẽ tăng độ dốc tôn tạo bãi biển lên 3,25% cho cả 2 bãi và bổ sung các chi phí cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường vào tổng mức đầu tư của Dự án.

Tổng mức đầu tư Dự án sau khi điều chỉnh vẫn giữ nguyên ở mức 210 tỷ đồng theo quyết định phê duyệt ban đầu. Tuy nhiên, thay đổi tăng chi phí xây dựng, chi phí quản lý Dự án và chi phí khác; giảm chi phí tư vấn xây dựng và chi phí dự phòng.

Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn - chủ đầu tư dự án này cho biết, đến nay, Dự án đã giải ngân hơn 70,7% khối lượng, dự kiến sẽ giải ngân 100% kế hoạch vốn giao trước 31/12/2024.

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Dự án sau khi hoàn thành sẽ khớp nối với các dự án kè chống xói lở khẩn cấp bờ biển Cửa Đại được triển khai trước đó, nối dài tuyến đê ngầm chắn sóng, đồng thời sẽ bơm cát nuôi bãi tại khu vực bị xâm thực nghiêm trọng nhất ở biển Cửa Đại.

Hà Nội làm rõ việc "đẩy giá" đất tại một số phiên đấu giá gần đây

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã phối hợp với cơ quan công an để xác minh, làm rõ việc một số nhóm đối tượng tham gia đấu giá đất ở huyện Hoài Đức và Thanh Oai với mục đích "đẩy giá" đất nền.

Phiên đấu giá đất tại Hoài Đức Hà Nội có 517 khách hàng tham gia, đăng ký 1.100 bộ hồ sơ, lập kỷ lục về thời gian đấu giá 19 lô đất

Phiên đấu giá đất tại Hoài Đức Hà Nội có 517 khách hàng tham gia, đăng ký 1.100 bộ hồ sơ, lập kỷ lục về thời gian đấu giá 19 lô đất

Trước tình trạng hàng nghìn người dân vất vả ngày đêm để tham gia đấu giá đất với giá trúng phi thực tế tại các huyện Hoài Đức và Thanh Oai vừa qua, ngày 21/8, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, Sở đã phối hợp với cơ quan công an để xác minh, làm rõ việc một nhóm đối tượng tham gia đấu giá đất với mục đích "đẩy giá" đất nền.

Theo đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, công tác đấu giá đất do các địa phương tổ chức nhưng qua theo dõi, nắm bắt tại các phiên đấu giá gần đây cho thấy, một số nơi có mức giá trúng cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của khu vực (tăng gấp 6 - 10 lần, thậm chí có lô tăng đến 18 lần giá khởi điểm), nên Sở chủ động vào cuộc nắm tình hình. Hiện Sở chờ đợi đến hạn cuối cùng phải nộp tiền trúng giá xem khách hàng có bỏ cọc hay không để có biện pháp chỉ đạo cụ thể trong công tác này.

Trước đó, ngày 10/8, phiên đấu giá 68 lô đất tại xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai đã thu hút hơn 1.500 người tham gia. Nhu cầu lớn đã đẩy giá trúng của các lô đất gấp 6 - 8 lần giá khởi điểm, trong đó cao nhất hơn 100 triệu đồng/m2. Ngay sau đó, nhiều lô đất đã được nhà đầu tư rao bán lại với mức giá chênh hàng trăm triệu đồng.

Tiếp tục sức "nóng" đó, phiên đấu giá 19 lô đất thuộc lô LK03 và LK04 tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đã lập "kỷ lục mới" về thời gian đấu giá, kéo dài từ 8h sáng ngày 19/8 đến hơn 4 giờ sáng ngày 20/8 mới kết thúc với 517 khách hàng tham gia, đăng ký 1.100 bộ hồ sơ.

Điều bất thường là với mức giá khởi điểm 7,3 triệu đồng/m2, sau hàng chục vòng đấu giá khốc liệt, Phiên đấu giá đã xác định được giá trúng cao nhất 133,3 triệu đồng/1m2 (tăng hơn 18 lần so với giá khởi điểm); giá trúng thấp nhất 91,3 triệu đồng/m2 (tăng 12,5 lần giá khởi điểm).

Sạt lở, ách tắc trên Quốc lộ 12 ở Điện Biên

Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, vào khoảng 9h30 ngày 21/8, tại Km183+170 Quốc lộ 12, đoạn thuộc địa phận đèo Cò Chạy, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên xảy ra sạt lở đất đá từ ta luy dương vùi lấp hoàn toàn mặt đường.

Sạt lở lớn khiến Quốc lộ 12 ở Điện Biên ách tắc

Sạt lở lớn khiến Quốc lộ 12 ở Điện Biên ách tắc

Ông Trần Quang Huy, Phó Giám đốc Công ty CP Đường bộ 226 cho biết, khu vực sạt lở thuộc Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 12 do Công ty thi công. Tại hiện trường, ước tính hàng nghìn m3 đất đá từ ta luy dương đã sạt lở tràn xuống chắn ngang đường, khiến các phương tiện không thể lưu thông.

Ngay sau khi xảy ra sạt lở, các lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường để tiến hành đặt biển, rào chắn cảnh báo và phân luồng giao thông. Rất may tại khu vực này có một đường nhánh cũ gần với đường mới, nên việc lưu thông qua đây vẫn đảm bảo.

Theo đơn vị thi công, do trời tiếp tục mưa, nguy cơ sạt lở vẫn tiếp diễn nên công tác khắc phục chưa thể tiến hành; phải đợi đến khi thời tiết thuận lợi và địa chất ổn định, thì công tác khắc phục mới có thể được triển khai.

Cầu Nam Lý với vốn đầu tư giảm 200 tỷ đồng sẽ thông xe vào giữa tháng 9 tới

Dự án xây dựng cầu Nam Lý thay thế đập Rạch Chiếc tại thành phố Thủ Đức đã đạt trên 90% khối lượng, dự kiến thông xe giữa tháng 9/2024.

Trên công trường dự án xây dựng cầu Nam Lý

Trên công trường dự án xây dựng cầu Nam Lý

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (chủ đầu tư) cho biết, Dự án xây dựng cầu Nam Lý thay thế đập Rạch Chiếc trên địa bàn thành phố Thủ Đức đã đạt trên 90% khối lượng, dự kiến thông xe giữa tháng 9/2024. Công trình này cũng giảm vốn đầu tư gần 200 tỷ đồng so với ban đầu.

Dự án xây dựng cầu Nam Lý nhằm thay thế đập Rạch Chiếc xuống cấp và nhỏ hẹp. Công trình có chiều dài toàn tuyến 750 m, với phần cầu xây mới bằng bê tông cốt thép vĩnh cửu dài 448 m, rộng 20 m. Phần đường rộng từ 30 - 37,5 m (kể cả vỉa hè và đường gom), vuốt nối vào đường Đỗ Xuân Hợp hiện hữu.

Khởi công vào tháng 10/2016, Dự án cầu Nam Lý phải tạm dừng thi công từ tháng 3/2019 vì không có mặt bằng, khi đã hoàn thành 40% tiến độ. Sau khi địa phương bàn giao mặt bằng từ tháng 4/2023, công trình được khởi động trở lại.

Dự án có tổng mức đầu tư ban đầu hơn 919 tỷ đồng, trong đó, chi phí xây lắp là 423 tỷ đồng. Sau khi cập nhật đầy đủ, Dự án có mức đầu tư còn gần 732 tỷ đồng. Theo chủ đầu tư, tổng mức đầu tư công trình giảm là do chi phí giải phóng mặt bằng được duyệt sau khi xác định chính xác nguồn gốc đất đã giảm so với dự kiến bước lập Dự án.

Đến nay, Dự án đã hoàn thành 93% tiến độ, trong đã hoàn thành tất cả phần cầu. Phần đường đầu cầu và đường gom phía khu dân cư bên trái tuyến đang được thi công, dự kiến hoàn thành và thông xe trên cầu vào ngày 15/9. Sau khi thông xe trên cầu, các đơn vị sẽ đóng đường Đỗ Xuân Hợp hiện hữu để thi công đường gom phải tuyến và hoàn thành toàn bộ công trình tháng 12/2024.

Gần 8.000 container tồn đọng ở TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng

Cục Hàng hải kiến nghị lực lượng hải quan các địa phương đẩy nhanh tiến độ xử lý hàng hóa tồn đọng trên 90 ngày nhằm giải phóng kho bãi cảng và thu hồi container rỗng.

Các container tồn đọng làm giảm diện tích kho bãi và tốn kém chi phí của cảng

Các container tồn đọng làm giảm diện tích kho bãi và tốn kém chi phí của cảng

Cục Hàng hải (Bộ Giao thông vận tải) thống kê tại khu vực cảng TP.HCM có đến 5.800 container tồn đọng, Hải Phòng tồn 1.500 container, Đà Nẵng tồn 186 container, Vũng Tàu tồn 120 container.

Trong đó, container tồn đọng trên 3 năm là 3.100 container, từ 1 - 3 năm là 1.240 container, dưới 1 năm là 3.200 container. Hàng phế liệu có 1.000 container, đông lạnh có 450 container, còn lại là hàng hoá khác chiếm trên 6.000 container.

Theo Cục Hàng hải, lượng lớn container tồn đọng lâu ngày tại cảng biển chưa thể xử lý được do hãng tàu vận chuyển đã phá sản, chủ hãng từ chối nhận hàng, hoặc không có thông tin liên lạc với chủ hàng.

Các lực lượng liên quan cũng gặp khó khăn trong việc đưa ra phương án xử lý, kiểm định, kiểm đếm hàng hóa tồn đọng.

Một số container đã hoàn tất thủ tục và tiến hành đấu giá, tuy nhiên khách hàng từ chối mua do định giá hàng hóa quá cao nên vẫn chưa thể xử lý. Thời gian xử lý hàng tồn đọng từ lúc đấu giá đến khi tiêu huỷ kéo dài, trong khi nhân sự bố trí phục vụ cho việc quản lý, giám sát, xử lý hàng tồn đọng còn hạn chế.

"Thậm chí, trong số container tồn đọng thuộc diện hàng trọng điểm hoặc vi phạm được khóa, lưu trữ tại cảng theo yêu cầu của hải quan hoặc cơ quan điều tra. Tuy nhiên, đến thời điểm này chưa có thông tin xử lý từ các cơ quan có chức năng đối với các lô hàng này", Cục Hàng hải cho hay.

Kim ngạch xuất khẩu của Bắc Ninh đứng thứ 2 cả nước

Trong 7 tháng đầu năm 2024, Bắc Ninh đứng thứ 2 trong số các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về giá trị xuất khẩu với kim ngạch đạt 22,5 tỷ USD; tăng 5,2% so với cùng kỳ. Một số mặt hàng chủ yếu có giá trị xuất khẩu lũy kế 7 tháng năm 2024 đạt cao gồm: điện thoại, máy tính bảng và điện tử khác; sản phẩm điện tử khác và phụ tùng…

Công nhân làm việc tại khu công nghiệp

Công nhân làm việc tại khu công nghiệp

Trong 7 tháng đầu năm, có 8 địa phương quy mô xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Trong đó, tỉnh Bắc Ninh có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ đạt 22,5 tỷ USD, sau thành phố Hồ Chí Minh với kim ngạch gần 26 tỷ USD. Tiếp theo là Bình Dương 19,28 tỷ USD, Thái Nguyên 17,7 tỷ USD, Hải Phòng 16,8 tỷ USD, Bắc Giang 16 tỷ USD, Đồng Nai 13,4 tỷ USD, Hà Nội 10,6 tỷ USD. Như vậy, 8 địa phương dẫn đầu cả nước trong 7 tháng qua đóng góp kim ngạch xuất khẩu 142,28 tỷ USD, chiếm 62,54% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Hiện nay, UBND tỉnh Bắc Ninh đang chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng các khu, cụm công nghiệp mới; tăng cường thu hút đầu tư, trong đó chú trọng thu hút nhà đầu tư chiến lược, công nghệ cao, tạo cơ sở phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch xuất khẩu năm 2024.

Cảnh sát giao thông mật phục bắt 'cát tặc' lúc rạng sáng trên sông Hồng

Sau thời gian trinh sát, mật phục, lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra, bắt giữ 2 phương tiện thủy đang khai thác cát trái phép trên sông Hồng, thuộc địa phận xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội.

Lực lượng liên ngành kiểm tra 2 phương tiện đang khai thác cát từ lòng sông Hồng

Lực lượng liên ngành kiểm tra 2 phương tiện đang khai thác cát từ lòng sông Hồng

Công an thành phố Hà Nội cho biết, rạng sáng 21/8, Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố đã chủ trì, phối hợp với Phòng 8 Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an và Công an huyện Đông Anh tổ chức kiểm tra, bắt giữ 2 phương tiện thủy đang khai thác cát trên sông Hồng, thu giữ khoảng 600 m3 cát.

Sau thời gian trinh sát, mật phục, vào 1 giờ 30 phút ngày 21/8, Phòng Cảnh sát giao thông đã chủ trì, tổ chức lực lượng phối hợp gồm Phòng 8 Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an, Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế - ma túy, Công an huyện Đông Anh tiến hành kiểm tra, bắt giữ 2 phương tiện thủy đang khai thác cát trái phép trên sông Hồng, thuộc địa phận xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện phương tiện thủy gắn số đăng ký HN-1495 có 3 người gồm Đ.Q.H (sinh năm 1990, trú tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ); N.T.M (sinh năm 1994, trú tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) và N.V.P (sinh năm 1984, trú tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc).

Trên phương tiện lắp đặt thiết bị bơm, hút cát đang thực hiện hút cát từ lòng sông Hồng lên khoang chứa hàng của phương tiện và "bắn cát" sang khoang chở hàng của phương tiện thủy chở hàng gắn số đăng ký HN-2187 đang neo đậu kế bên. Tại khoang chứa hàng có khoảng 200m3 cát.

Kiểm tra phương tiện thủy chở hàng gắn số đăng ký HN-2187 phát hiện có 3 người gồm N.S.S (sinh năm 1976); N.V.Q (sinh năm 1970) và P.N.L (sinh năm 1981). Cả 3 người đều đăng ký hộ khẩu thường trú tại Hà Nội. Trên khoang chứa hàng có khoảng 400m3 cát.

Qua làm việc, cả 6 người có mặt trên 2 phương tiện đều không xuất trình được giấy tờ liên quan đến phương tiện, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, giấy phép khai thác khoáng sản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư