Top 10 website chơi game đổi thưởng tốt nhất - Ban ca doi thuong

Khó khăn bủa vây dự án ODA tại TP.HCM

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Báo cáo của UBND TP.HCM gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) về tình hình vận động, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi 6 tháng đầu năm 2024 cho thấy, các dự án bị kéo dài thời gian thực hiện, tỷ lệ giải ngân chưa cao bởi nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan.
TP.HCM đang triển khai 5 dự án ODA với tổng vốn đầu tư 114.529 tỷ đồng. Ảnh: Hữu Chánh
TP.HCM đang triển khai 5 dự án ODA với tổng vốn đầu tư 114.529 tỷ đồng. Ảnh: Hữu Chánh

Hiện tại, TP.HCM đang triển khai 5 dự án ODA, trong đó 4 dự án nhóm A và 1 dự án nhóm B. Tổng vốn đầu tư của 5 dự án là 114.529 tỷ đồng, trong đó, vốn ODA là 95.541 tỷ đồng, vốn đối ứng là 18.988 tỷ đồng.

Năm 2024, kế hoạch vốn giao cho TP.HCM là 5.372,279 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, vốn ODA giải ngân được 711,162 tỷ đồng, đạt 13,24% kế hoạch vốn được giao.

Cụ thể, Dự án Metro số 1 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên) có khối lượng thực hiện đạt 98,12%, tỷ lệ giải ngân đạt 13,5% kế hoạch năm 2024.

Dự án Metro số 2 (tuyến Bến Thành - Tham Lương) có khối lượng thực hiện đạt 3,9%. Dự án đang thực hiện điều chỉnh, gia hạn các thỏa thuận vay nên không giao vốn ODA năm 2024.

Dự án Cải thiện môi trường nước TP.HCM lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ (giai đoạn 2) có tiến độ chung đạt 97%; giải ngân vốn ODA đạt 21,66% kế hoạch năm 2024. Dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM - giai đoạn 2 có tiến độ chung đạt 67%; giải ngân vốn ODA đạt 9,16% kế hoạch năm 2024.

UBND TP.HCM cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi của một số dự án chưa cao. “Một phần nguyên nhân liên quan đến quy trình, thủ tục quản lý và sử dụng vốn ODA theo quy định pháp luật còn phức tạp; thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, thủ tục gia hạn, đàm phán, ký kết thỏa thuận vay mất nhiều thời gian; việc chưa thống nhất giữa chủ dự án và nhà thầu về những khác biệt trong cách hiểu tại một số điều khoản hợp đồng, quy định của nhà tài trợ… cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện, giải ngân vốn”, UBND TP.HCM cho biết.

Trong khi đó, theo Sở KH&ĐT TP.HCM, về khách quan, như Dự án Metro số 1, theo hợp đồng, việc thanh toán một hạng mục công việc/mốc thanh toán lớn chỉ có thể tiến hành khi nhà thầu hoàn thành 100%. Do đó, tuy đã có khối lượng thực hiện toàn Dự án đạt gần 100% nhưng vẫn chưa được thanh toán. Ngoài ra, đối với công tác thi công lắp đặt tại công trường, do đặc tính là gói thầu thiết bị, sau khi hoàn thành lắp đặt phải có kết quả thử nghiệm hệ thống mới có thể tiến hành thanh toán...

Dự án Cải thiện môi trường nước TP.HCM lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ (giai đoạn 2) gặp khó khăn liên quan đến công tác hoàn thuế VAT hàng hóa, thiết bị nhập khẩu cho nhà thầu, vẫn chờ ý kiến hướng dẫn và sự phối hợp của nhiều cơ quan liên quan thuộc Bộ Tài chính. Cụ thể, trong quá trình thi công lắp đặt cống bằng phương pháp khoan kích ngầm đã gặp phải một số chướng ngại vật dưới lòng đất không thể lường trước được và định mức chi phí cho công tác xử lý chướng ngại vật này chưa có trong quy định. Theo đó, nhà thầu xem chi phí xử lý chướng ngại vật không lường trước này và duy trì máy móc, nhân sự phục vụ thi công là chi phí phát sinh hợp lý để phục vụ thi công gói thầu theo đúng yêu cầu thiết kế. Đây là một dạng chi phí chưa từng có tiền lệ trong các hợp đồng ODA ở Việt Nam và giá trị do nhà thầu đề xuất rất lớn, công tác đàm phán, thanh toán cần nhiều thời gian để các bên thống nhất.

Dự án Cải tạo, phục hồi đường cống thoát nước cũ, xuống cấp bằng công nghệ đào hở tại TP.HCM lại chưa có tiến triển khả quan do vừa phải tuân thủ quy trình thủ tục trong nước, vừa phải tuân thủ quy định, yêu cầu của nhà tài trợ làm phát sinh nhiều thủ tục hành chính. Dự án dự kiến áp dụng thiết kế, công nghệ khoan ngầm theo tiêu chuẩn Nhật Bản, với định mức đơn giá cao hơn định mức chi phí theo quy định của Bộ Xây dựng.

Cũng theo UBND TP.HCM, tiến độ giải ngân vốn ODA chưa đạt yêu cầu có một phần nguyên nhân do năng lực tổ chức thực hiện dự án. “Một số chủ đầu tư chưa quyết liệt thực hiện theo kế hoạch, tiến độ giải ngân; công tác thiết kế công trình, đấu thầu, thẩm định, phê duyệt chậm do trình độ chuyên môn và năng lực của chủ đầu tư, tư vấn, chất lượng hồ sơ chưa đạt yêu cầu nên phải điều chỉnh nhiều lần; một số chủ đầu tư còn lúng túng trong quá trình chuẩn bị, thực hiện dự án, hoạt động mua sắm theo quy định của nhà tài trợ”, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường đánh giá.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư